Thuật hùng biện của người Trung Hoa
Chuyên mục: Sách kỹ năng sống
Thuật hùng biện của người Trung Hoa:
1. Lời nói lay động cả đất trời
Cách đây mấy ngàn năm, trong cuốn Kinh Dịch, Hệ Từ Thượng đã viết : Ở trong nhà nói lời hay lẽ phải, ắt ngoài xa ngàn dặm ứng theo, huống hồ
người ở bên cạnh. Ở trong nhà, lời nói sai quấy, ắt ngoài xa ngàn dặm chống ta, huống hồ người ở bên ta. Lời nói ra khỏi miệng ảnh hưởng đến dân. Hành động nơi gần, kết quả nơi xa.
Lời nói, việc làm là then chốt của người quân tử. Then chốt vừa buông, chủ cho vinh nhục. Lời nói và việc làm của người quân tử có thể lay động cả đất trời, lẽ nào không thận trọng.
(Quân tử tư kì thất, xuất kì ngôn thiện, tắc thiên lí chi ngoại ứng, huống kì nhĩ giả hồ. Cư kì thất, xuất kì ngôn bất thiện, tắc thiên lí chi ngoại vi chi, huống kì nhĩ giả hồ. Ngôn xuất hồ thân, giá hồ dân. Hành phát hồ nhĩ, kiến hồ viễn.
Ngôn hành quân tử chi khu cơ. Khu cơ chi phát, vinh nhục chi chủ dã. Ngôn hành, quân tử chi sở động thiên địa dã, khả bất thận hồ.)
2. Luận ngữ – sách bàn về lời nói
Trong s ách Luận ngữ, Khổng Tử đề cập khá nhiều kinh nghiệm về lời nói, ông cho rằng lời nói gắn liền với đức nhân, là đức hạnh, là sáng suốt, là để kết giao bạn bè, có trường hợp nên nói, có trường hợp không nên nói, xét người phải xét giữa lời nói và việc làm. Cụ thể :
Về đức nhân, Khổng Tử khuyên Tư Mã Ngưu : người nhân, phải dè dặt lời nói. Ông nhận xét : người dùng lời nói khéo, làm ra sắc mặt hiền lành, là người ít có lòng nhân.
Về đạo đức, ông nói : lời nói xảo trá làm loạn đạo đức.
Về đức hạnh, Khổng Tử nói : nghe chuyện ngoài đường rồi nói chuyện ở ngoài đường là bỏ mất đức hạnh của mình vậy.
Về sáng suốt, Khổng Tử nói với Tử Trương : lời gièm pha như nước ngấm dần, lời vu cáo bức thiết như cắt da, không nghe lời gièm pha, vu cáo là sáng suốt, là nhìn xa.
Về kết giao bạn bè, Khổng Tử dặn Tử Cống : bạn bè có điều gì lầm lỗi phải hết lòng khuyên bảo và khéo dẫn dụ. Nếu bạn không nghe thì thôi, không nên nói nhiều sẽ tự mang lấy nhục.
Về giao tiếp, Khổng Tử cho rằng : người có thể cùng nói chuyện được mà không nói chuyện với người ấy, là bỏ mất người. Người không thể cùng nói chuyện được mà cứ nói, là uổng lời. Người trí không bỏ mất người, cũng không để phí lời.
Về lời nói và việc làm, Khổng Tử khuyên : người quân tử nên chậm chạp về lời nói nhưng nên nhanh nhẹn về việc làm.
Thấy Tử Dư nói nhiều nhưng lười biếng hay ngủ ngày, Khổng Tử nói : trước đây, đối với người, ta nghe lời nói mà tin việc làm. Nay, thấy Tử Dư, đối với người, không chỉ nghe lời nói mà phải xem xét việc làm.
Khổng Tử nhấn mạnh : Người nói khoác lác mà không hổ thẹn, đến khi làm việc thường khó đúng như lời nói.
2. Sức mạnh của ba tấc lưỡi – quý lưỡi
Sau khi Mao To ại thuyết phục được Sở Vương liên minh (tung ước) với Triệu chống Tần, Bình Nguyên Quân khen Mao Toại : Tiên sinh dùng ba tấc lưỡi mạnh hơn trăm vạn hùng binh !
Hay, Lí Bạch khen tài hùng biện của Tô Tần như nước chảy, có thể làm đổ cả thành cao ngàn trượng, làm lún cả địa thế xung yếu dài hàng trăm xích
Thành Lạc Dương có Tô Quý Tử
Lời nói sắc như kiếm kích
Tuy chưa mang tướng ấn sáu nước
Nhưng xe ngựa đi lại, khác gì rồng bay.
(Lạc Dương, Tô Quý Tử
Kiếm kích sâm từ phong
Lục ấn tuy vị bội
Hiên xa nhược phi long.)
Theo Sử kí, Lưu Bang vừa sai Hàn Tín đánh Tề, vừa sai Lệ Thực Kỳ du thuyết Tề đầu hàng. Hàn Tín được tin, định rút quân không đánh nước Tề nữa. Khoái Thông nói với Hàn Tín :
– Ngài có lệnh tiến quân, chưa có lệnh sao lui quân được ? Vả lại, ngài cùng mấy vạn quân chiến đấu gian khổ đã hơn năm trời mới hạ được 70 thành nước Tề. Nay, Lệ Thực Kỳ chỉ uốn ba tấc lưỡi hạ được hơn 70 thành nước Tề ; lẽ nào một đại tướng như ngài lại không bằng một thư sinh vô danh tiểu tốt ?
Hàn Tín nghe Khoái Thông, không có ý định rút quân nữa.
Vì cái lưỡi có sức mạnh, nên các nhà du thuyết rất quý lưỡi. Chuyện kể rằng, Trương Nghi học thầy Quỷ Cốc, có lần uống rượu với tướng quốc nước Sở bị nghi trộm ngọc, bị bọn thuộc hạ tướng quốc đánh cho một trận la lết, Trương Nghi cũng không nhận tội.
Về đến nhà, bà vợ chì chiết cho rằng, không học du thuyết thì đâu mang hoạ vào thân.
Trương Nghi chỉ hỏi, lưỡi mình còn không ? Vợ tức cười đáp còn. Trương Nghi nói : Thế là đủ !
Có thể Trương Nghi tin vào tài hùng biện của mình, cũng có thể cái lưỡi kiếm ăn rất khá, nên quý cái lưỡi hơn mọi thứ trên đời.
4.Mạnh Tử – người nói nhiều
Thấy Mạnh Tử đi du thuyết các nước, nói nhiều, môn đệ của ông là Công Đô Tử, hỏi :
-Người ngoài ai cũng bảo rằng thầy ưa biện luận, là tại sao ?
Mạnh Tử đáp :
– Thầy đâu có ưa biện luận, chẳng qua là bất đắc dĩ đấy thôi. Thầy muốn sửa lại lòng người cho ngay, chặn tà thuyết, đánh đổ những nết bất chính, trừ tuyệt những lời bậy bạ, để tiếp tục công nghiệp của ba vị thánh ngày xưa (vua Vũ, Chu Công và Khổng Tử).
5. Thuật nói chuyện trong ca dao dân gian Việt Nam
Nhân dân Việt Nam cũng đề cập đến lời nói, trước hết là phải học nói, song song với việc ứng xử, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, học ăn học nói, học gói học mở (học ăn – ứng xử, học nói – học giao tiếp bằng ngôn ngữ, học gói – học cách đặt vấn đề – học mở – học cách giải quyết vấn đề).
Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần, tức là thận trọng ; phải lựa lời (chọn lựa ngôn từ thích hợp) :
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
(Ca dao)
Không những vậy, người khôn ngoan còn phải chú trọng đến ngữ điệu, âm sắc của lời nói :
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.
(Ca dao)
Lạ nhất là những lời nói thủ thỉ tâm tình về tình yêu đôi lứa, có vị ngọt thấm thía, nói ngọt lọt tận xương, nói như mật rót vào tai, một cô gái đã trách
Thẻ từ khóa: Thuật hùng biện của người Trung Hoa