Dạy Con Kiểu Do Thái Sự May Mắn Của Cái Đầu Gối Bị Trầy Xước
Chuyên mục: Sách nuôi dạy trẻ
» Mua Sách Tại Những Trang Thương Mại Điện Tử Uy Tín
Tôi đã đánh mất niềm tin và tìm được niềm tin mới
Tôi từng có 15 năm làm việc trong lĩnh vực tư vấn tâm lý trẻ em và tôi
rất yêu thích công việc này. Từ ô cửa sổ văn phòng trên tầng 7, theo
hướng bắc sẽ thấy Hollywood Hills(1) và theo hướng tây là Beverly
Hills(2). Các gia đình đến văn phòng tư vấn đều sinh sống tại những khu
vực lân cận. Phần lớn thời gian tôi tiến hành kiểm tra tâm lý và thực
hiện liệu pháp tâm lý với trẻ em. Cũng giống như những người bước vào
nghề chữa bệnh, tôi rất hài lòng khi tìm ra căn nguyên của vấn đề, sau
đó hướng dẫn cha mẹ và trẻ cách khắc phục.
Nhìn bề ngoài, có vẻ như các gia đình đến gặp tôi đều có cuộc sống lý
tưởng. Cha mẹ tận tâm nuôi dưỡng những đứa con thành đạt, vui vẻ, tâm lý
ổn định. Họ tham dự tất cả các trận thi đấu bóng đá của con. Họ sẽ hét
thật to: “Đội Green Hornets ơi, tấn công đi!” để cổ vũ cả đội, thay vì
chỉ cổ vũ cho con trai mình. Phụ huynh tham dự các buổi hội thảo ở
trường và họ chú ý lắng nghe. Họ tích cực tham gia các hoạt động của
con. Họ thuộc lòng tên tuổi và cá tính nổi bật nhất của ba người bạn
thân thiết nhất của con. Nếu con bị điểm kém, cha mẹ sẵn sàng thuê ngay
gia sư hoặc nhà trị liệu giáo dục.
10 năm trước, tôi bắt đầu cảm thấy có sai sót cơ bản trong việc nuôi dạy
trẻ. Tôi nhận thấy khuôn mẫu kỳ quặc trong hoạt động kiểm tra, tôi bất
mãn lắm. Tôi quá quen đối mặt với những nỗi khốn khổ về tâm lý ở mọi cấp
độ, từ những đứa trẻ có tâm lý cực kỳ bất thường đến những đứa trẻ có
vẻ hơi hơi ảo não. Tôi thường phải báo tin buồn phiền và đầy thất vọng
cho các phụ huynh. Tôi thường phải nói: “Mặc dù Jeremy thuộc rất nhiều
ca khúc trên truyền hình và có vẻ sáng dạ, lanh lợi, nhưng chỉ số IQ của
bé thấp hơn hẳn mức bình thường và bé cần phải tham gia khóa học đặc
biệt.” Hoặc là: “Max rửa tay nhiều đến vậy không phải vì bé kỹ tính đâu.
Hành vi này của bé là triệu chứng của chứng rối loạn xung lực ám ảnh và
triệu chứng này được thấy trong các bài kiểm tra tâm lý mà tôi giao cho
bé.”
Tôi vẫn nghĩ đó là những ngày “báo tin xấu” và tôi không bao giờ mong
ngóng đến ngày đó. Nghe báo cáo của tôi, phụ huynh thường tỏ vẻ phản
kháng. Cũng dễ hiểu thôi vì tình yêu thương mãnh liệt và nỗi lo sợ khủng
khiếp, đa số các cha mẹ sẽ phủ nhận và đó là tấm chắn khó có thể xuyên
thủng. Nhưng hầu hết các bậc cha mẹ đều đón nhận thách thức, quyết xử lý
vấn đề của trẻ bằng lòng thương cảm và sự tận tâm.
Thật may mắn vì hồi đó cũng có rất nhiều ngày “tin tốt,” khi tôi thông
báo với cha mẹ trẻ rằng vấn đề của trẻ nằm trong giới hạn bình thường,
nghĩa là trẻ có thái độ, tâm trạng và hành vi có thể chấp nhận đối với
độ tuổi nhất định. Lòng dạ tôi nhẹ nhõm khi thông báo thông điệp an ủi,
rằng chỉ đơn giản vì trẻ đang trải qua giai đoạn khó khăn và rằng tâm lý
chung của trẻ hoàn toàn lành mạnh.
Tôi bắt đầu nhận thấy một xu hướng vô cùng kỳ lạ: một số cha mẹ được báo
“tin tốt” không hoan nghênh tin tốt của tôi. Họ thất vọng thay vì cảm
thấy nhẹ nhõm. Nếu như không có bất ổn, nếu như không có sự chẩn đoán,
không có rối loạn, vậy thì trẻ không thể ổn định được. “Con tôi đang sa
sút!” các bậc phu huynh lo âu phàn nàn như vậy. Và tôi cũng đồng tình
với họ. Con cái của những người cha người mẹ cao thượng này đang phát
triển không bình thường.
Trong cả ngày dài, một số trẻ gặp phải nhiều khó khăn. Buổi sáng, trẻ
kêu ca này nọ. “Con đau bụng… Con không muốn đi học vì Sophie từng là
bạn thân nhất của con, và giờ bạn ấy vẫn thế… Huấn luyện viên Stanley
bất công lắm. Thầy ấy muốn bọn con chạy quá nhiều chặng đường.” Sau khi
tan học, trẻ lại phải đối mặt với trận chiến xem khi nào và ai sẽ hoàn
thành bài tập về nhà, hoặc những nhu cầu mong muốn không có điểm dừng:
“Bạn nào lớp con cũng có giày đế bằng… Các bạn đều được xem phim
PG-13(3) hết… Bố mẹ các bạn cũng cho các bạn ấy xỏ lỗ tai… Các bạn ai
cũng được nhiều tiền tiêu vặt hơn con.”
Còn tại bàn ăn là cuộc xung đột về món ăn vốn đã được nấu xong xuôi và
liệu trẻ có hứng thú ăn hay không. Đến giờ ngủ, trẻ càng kêu ca nhiều
hơn nữa: “Con chỉ xem một chương trình nữa thôi mà… Tai con bị đau… Chân
tay con đau lắm… Con sợ ngủ tắt đèn lắm.” Khi cha mẹ cố gắng giải thích
(“Con phải đi học bởi vì… Con cần phải ăn tối vì… Con phải đi ngủ vì…”)
thì trẻ bỗng nhiên trở thành các luật sư nhí, sẵn sàng đưa ra luận cứ
để đáp trả mỗi lời giải thích đó.
Có vẻ như các vấn đề điển hình này rất bình thường, là đặc trưng của mối
bất đồng bình thường giữa con trẻ và cha mẹ. Nhưng những tình tiết mà
phụ huynh mô tả với tôi không hề bình thường chút nào. Những rắc rối
thường ngày cứ kéo dài dai dẳng và chỉ tạm ngưng trong một vài tình
huống nhất định. Các chi tiết được gắn kết như sau: nếu trẻ cảm thấy
được bảo vệ trước các mối nguy hiểm, hoặc trẻ an tâm trước áp lực phải
tỏ ra có trách nhiệm, hoặc được tạo đủ hào hứng để có thật nhiều điều
thú vị để làm, trẻ sẽ nguôi giận, có tinh thần hợp tác, vui vẻ và lễ
phép. Nhưng hiếm hoi lắm mới có những khoảnh khắc như thế. Phần lớn thời
gian cha mẹ và trẻ đều vô cùng khổ sở và tuyệt vọng.
Một trẻ trong số những trẻ này ở ngoài đường biên của “giới hạn bình
thường.” Tôi vẫn thường được đề nghị xử lý các ca bệnh tè dầm ra giường,
táo bón, điểm kém của các trẻ có chỉ số IQ cao, hoặc trẻ gặp các khó
khăn nghiêm trọng trong việc kết bạn và duy trì tình bạn. Nhưng các trẻ
này không nằm trong danh mục các ca “tin xấu”. Dường như không trẻ nào
phải trải qua bất kì liệu pháp bệnh học tâm lý thực sự nào. Thay vào đó,
tất cả mọi người – từ trẻ đến cha mẹ – dường nhưcó rất ít thời gian vui
vẻ bên nhau.
Thẻ từ khóa: Tải sách Dạy Con Kiểu Do Thái Sự May Mắn Của Cái Đầu Gối Bị Trầy Xước pdf, download Dạy Con Kiểu Do Thái Sự May Mắn Của Cái Đầu Gối Bị Trầy Xước pdf