Tam Quốc Chí - Sách lược và mưu kế tranh hùng
Chuyên mục: Kinh doanh & Khởi nghiệp
» Mua Sách Tại Những Trang Thương Mại Điện Tử Uy Tín
Tam quốc chí của La Quán Trung (1330 – 1400) ra đời từ kỉ XIV, là cuốn tiểu thuyết hay nhất trong những cuốn tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, là đệ nhất tài tử thư, là một trong những viên ngọc quý của tài sản văn hoá nhân loại.
Hơn sáu trăm năm, từ khi ra đời đến nay Tam quốc chí đã hấp dẫn lạ kì đối với nhiều thế hệ độc giả Trung Quốc, Đông Nam Á và nhiều nước trên thế giới.
Có độc giả đọc đi đọc lại hàng chục lần, có người đọc Tam quốc chí từ thời trai trẻ, đến lúc tóc hoa râm vẫn giở lại từng trang, vẫn thấy cái trải nghiệm cuộc đời và sức hấp dẫn của Tam quốc chí ; đọc Tam quốc chí hơn đọc hàng mấy chục quyển sách khác.
Một trong những cái hay, cái hay, cái diệu, cái li kì của Tam quốc chí là người tài có bụng yêu người tài (liên tài), trọng người tài ; người tài đem mưu kế đối địch với người tài để tranh hùng.
Tương tự ái tình, mưu kế là đề tài vĩnh hằng của nhân loại, nên Tam quốc chí lại càng thêm có sức hấp dẫn :
Mưu kế kì diệu có thể đổi thay được tình hình của đất nước ; mưu sâu xa có thể làm tan rã gần trăm vạn hùng binh, giữ yên được giang sơn, mở mang bờ cõi ; khéo dùng mưu kế có thể lấy ít địch nhiều ; cơ thâm trí viễn thì thoát khỏi cảnh cá chậu chim lồng như giao long về biển cả, hổ về với rừng già.
Ruồng rẫy người tài, không dùng mưu kế kì diệu của người tài thì cơ đồ trăm năm đổ nát trong chốc lát, tiếng trống trầm hùng giữa trăm vạn hùng binh chỉ còn là tiếng kêu thương ai oán ; dùng sai mưu kế thì giấc mộng gồm thâu thiên hạ phút chốc tan thành mây khói ; không khéo dùng mưu kế như hùm thiêng bị sa cơ, càng vẫy vùng, vòng dây trói càng thít chặt ; không biết mưu sâu kế hiểm của đối phương thì sa vào cạm bẫy, mãnh hổ khó địch với đàn dê, đành đem thân bách chiến làm ma không đầu vất vưởng đầu ghềnh cuối bãi.
Tam quốc chí có hàng trăm mưu hay kế lạ, bàng bạc từ hồi này sang hồi khác, từ trang sách này sang trang sách khác… đã cuốn hút độc giả, khi đã mở trang sách thì không muốn khép lại.
Một nhà nghiên cứu lịch sử phương Tây, đã nói : Lịch sử kể chuyện về những biến cố, những thăng trầm của những triều đại, có chuyện vui chuyện buồn, có điều hay điều dở, có thể tin hoặc không tin.
Nhưng vấn đề là ta tự hỏi lịch sử có giúp ta hiểu thêm được thân phận con người ? Có hướng dẫn ta trong sự phán đoán và hành động ? Có chỉ cho ta cách đối phó với những bất ngờ trong đời sống hoặc những nỗi phù trầm của thời đại ?
Hơn sáu trăm năm, từ khi ra đời đến nay Tam quốc chí đã hấp dẫn lạ kì đối với nhiều thế hệ độc giả Trung Quốc, Đông Nam Á và nhiều nước trên thế giới.
Có độc giả đọc đi đọc lại hàng chục lần, có người đọc Tam quốc chí từ thời trai trẻ, đến lúc tóc hoa râm vẫn giở lại từng trang, vẫn thấy cái trải nghiệm cuộc đời và sức hấp dẫn của Tam quốc chí ; đọc Tam quốc chí hơn đọc hàng mấy chục quyển sách khác.
Một trong những cái hay, cái hay, cái diệu, cái li kì của Tam quốc chí là người tài có bụng yêu người tài (liên tài), trọng người tài ; người tài đem mưu kế đối địch với người tài để tranh hùng.
Tương tự ái tình, mưu kế là đề tài vĩnh hằng của nhân loại, nên Tam quốc chí lại càng thêm có sức hấp dẫn :
Mưu kế kì diệu có thể đổi thay được tình hình của đất nước ; mưu sâu xa có thể làm tan rã gần trăm vạn hùng binh, giữ yên được giang sơn, mở mang bờ cõi ; khéo dùng mưu kế có thể lấy ít địch nhiều ; cơ thâm trí viễn thì thoát khỏi cảnh cá chậu chim lồng như giao long về biển cả, hổ về với rừng già.
Ruồng rẫy người tài, không dùng mưu kế kì diệu của người tài thì cơ đồ trăm năm đổ nát trong chốc lát, tiếng trống trầm hùng giữa trăm vạn hùng binh chỉ còn là tiếng kêu thương ai oán ; dùng sai mưu kế thì giấc mộng gồm thâu thiên hạ phút chốc tan thành mây khói ; không khéo dùng mưu kế như hùm thiêng bị sa cơ, càng vẫy vùng, vòng dây trói càng thít chặt ; không biết mưu sâu kế hiểm của đối phương thì sa vào cạm bẫy, mãnh hổ khó địch với đàn dê, đành đem thân bách chiến làm ma không đầu vất vưởng đầu ghềnh cuối bãi.
Tam quốc chí có hàng trăm mưu hay kế lạ, bàng bạc từ hồi này sang hồi khác, từ trang sách này sang trang sách khác… đã cuốn hút độc giả, khi đã mở trang sách thì không muốn khép lại.
Một nhà nghiên cứu lịch sử phương Tây, đã nói : Lịch sử kể chuyện về những biến cố, những thăng trầm của những triều đại, có chuyện vui chuyện buồn, có điều hay điều dở, có thể tin hoặc không tin.
Nhưng vấn đề là ta tự hỏi lịch sử có giúp ta hiểu thêm được thân phận con người ? Có hướng dẫn ta trong sự phán đoán và hành động ? Có chỉ cho ta cách đối phó với những bất ngờ trong đời sống hoặc những nỗi phù trầm của thời đại ?
Thẻ từ khóa: Tam Quốc Chí - Sách lược và mưu kế tranh hùng