Anh Hùng Lĩnh Nam tập 1
Chuyên mục: Văn hóa - Tôn giáo
I. Vị trí thủ đô Mê-linh,
Vị trí của thủ đô Mê-linh thời Lĩnh Nam, ngày nay bao gồm khu tam giác ba huyện Lương-sơn, Quốc -oai, Thạch-thất thuộc tỉnh Sơn Tây. Hay nằm trong khu vực bao gồm bởi :
– Phía Tây là sông Đà, bao bọc hai hòn núi Ba Vì (1281 m), Vua Bà (1031 m) – Phía Bắc do sông Thao, sông Lô đổ vào sông Hát.
– Phía Đông bao bọc bởi sông Đáy.
– Phía Nam thuộc vùng Chương-mỹ.
II. Di tích thờ kính anh hùng thời Lĩnh Nam quanh Mê linh.
Di tích mà chúng tôi tìm được quanh vùng Mê-linh, cho đến nay (1988), còn tất cả 45 đền thờ anh hùng thời Lĩnh-Nam. Đa số thờ các vị tuẫn tiết trong trận đánh Cẩm Khê. Dưới đây liệt kê những đền thờ, miếu chính, theo số thứ tự. Con số trong ngoặc cuối dòng để chỉ số anh hùng : 1. Phạm Thông, Phạm Như. Tướng thuộc quyền Tương-liệt đại vương Nguyễn Thành-Công, tử chiến thành Mê-Linh. (2 vị)
2. Vũ Trinh-Thục, Công-chúa Bát-Nàn, phụ trách toàn bộ hệ thống Tế-tác ngày nay là Tình- báo quốc gia. Nếu vào thời Việt-Nam Cộng-hòa thì bao gồm Tổng-nha Cảnh-sát, Phòng-nhì bộ Tổng-tham-mưu, Phủ đặc ủy Trung-ương tình-báo. Nếu ở Hoa-kỳ thì bao gồm cả CIA lẫn FBI. Nếu tại Việt-Nam hiện thời thì gồm bộ Công-an, Cục Quân-báo. (3)
3. Chu Chiêu-Trung, Chu Đỗ-Lý. Đệ tử anh hùng Chu Bá, tuẫn quốc sau vua Trưng, khi Mã Viện tiến đánh Cửu-chân .(5)
4. Ba chị em Chiêu Nương: Chiêu Anh Nương, Chiêu Hoa Nương, Chiêu Tiên Nương. Trong đội hộ giá vua Trưng. Tử chiến trận Mê-linh. (8)
5. Ba anh em họ Cao. Cao Chiêu Hựu, Cao Đà, Cao Nguyệt Nương, trong đội quân Tây Vu . Tuẫn quốc trận Nam-hải. (11)
6. Nguyễn Nga. Tuẫn quốc trận Hành Sơn. (12)
7. Phùng Vĩnh-Hoa. Một trong 12 nữ đại công thần thời Lĩnh-Nam. Đại bác học thời Lĩnh-Nam. Ngài được phong tước Công-chúa Nguyệt Đức, lĩnh Tư-đồ triều đình Lĩnh Nam). (13)
8. Chu Tước. Tướng chỉ huy đội Thị-vệ. Tuẫn quốc trận Cẩm Khê. (14)
9. Sáu mẹ con Ngọc Ba. Không rõ họ. Mẹ tên Ngọc Ba. Năm con gồm hai gái Ngọc Bích, Ngọc Hồng. Ba trai Minh Thiên, Minh Nhân, Minh Đức. Tất cả tuẫn quốc trận Cẩm-khê. (20)
10. Ba tướng họ Đặng: Đại, Trung, Thiếu. Tuẫn quốc trận Lãng Bạc. Cả ba đều là tướng chỉ huy đội tiễn thủ. (23)
11. Ông Cai, không rõ họ, chức tước. Tuẫn quốc trận Lãng-bạc. (24)
12. Nhất Trung A, Nhị Trung A. Thuộc đạo quân Tây-vu. Tuẫn quốc trận Hành Sơn. (26)
13. Lý Minh. Tướng kị binh. Tuẫn quốc trận Lãng Bạc. (27)
14. Đao Khang. Tướng thuộc đạo binh Tây-vu. Tuẫn quốc trận Lãng Bạc. (28)
15. Ả-Lã. Tướng thuộc đạo binh Tây-vu. Tuẫn quốc trận Cẩm Khê. (29)
16. Sa-Lãng. Tướng thuộc đạo binh Tây-vu. Tuẫn quốc trận Cẩm Khê.(30)
17. Chu Hải-Diệu. Tướng thuộc đạo binh Tây-vu. Tuẫn quốc trận Nam Hải . (31)
18. Lôi-Chân. Tướng thuộc đạo binh Tây-vu. Tuẫn-quốc trận Hành-sơn. (32)
19. Nguyễn An, Ngự-trù của vua Trưng. Tuẫn quốc trận Cẩm Khê. (33)
20. Hoàng Đào, Tướng chỉ huy đội Thi-vệ. Tuẫn quốc trận Lãng Bạc. (34)
21. Ả Tự, Ả-Huyền, Thương-Cát. Tướng thuộc đạo binh Tây-vu. Tuẫn quốc trận Cẩm Khê. (37)
22. Đỗ Năng Tế, Tạ Thị Cẩn, Không giữ chức vụ gì, được tôn là Quốc-sư. Đền thờ hai ngài tại thôn Mỹ– giang, xã Tam-hiệp, huyện Quốc-oai ngoại thành Hà Nội. Hai ông bà được thờ chung. Ông bà là thầy dạy của vua Trưng và Trưng Nhị. Tuẫn quốc trận Cẩm Khê. (39).
23. Phùng Thị Chính. Tướng phó thống lĩnh Tế-tác (Tình báo quốc gia)). Tuẫn quốc trận Nam Hải. (40)
24. Man-Thiên, Man-Đà. Người phụ trách giữ đền nói Man-Thiên là sinh mẫu vua Trưng. Man Đà là cậu vua Trưng. Cả hai cùng tuẫn quốc trận Cẩm Khê. (42)).
Tham khảo thêm: Tào tháo thánh nhân đê tiện - tập 3
Tham khảo thêm: Kể Chuyện Danh Nhân Việt Nam - Tập 5 Danh Nhân Quân Sự Việt Nam
Tham khảo thêm: Những Trận Hải Chiến Nổi Tiếng Thế Giới
Tham khảo thêm: Những Nhà Bác Học Nổi Tiếng Nhất Trong Lịch Sử Việt Nam
Tham khảo thêm: Tìm Hiểu Về Tổ Tiên Ta Đánh Giặc
Thẻ từ khóa: Anh Hùng Lĩnh Nam tập 1, Anh Hùng Lĩnh Nam tập 1 pdf, Anh Hùng Lĩnh Nam tập 1 ebook, Tải sách Anh Hùng Lĩnh Nam tập 1