130 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn 9 chuyên đề nghị luận văn học
Chuyên mục: Ngữ văn 9
Cuốn sách 130 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn 9 chuyên đề nghị luận văn học (Có đáp án và giải chi tiết) được biên soạn nhằm cung cấp cho các em học sinh lớp 9 củng cố những kiến thức cơ bản, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng viết văn và vận dụng làm được các bài tập nâng cao, giúp các em hướng tới kỳ thi học sinh giỏi với điểm số cao
ĐỀ SỐ 5
Cảm nhận của em về hình tượng anh bộ đội cụ Hồ trong hai tác phẩm "Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật (Ngữ văn 9 - tập 1). Từ đó, em có suy nghĩ gì về dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của mỗi tác giả?
GỢI Ý LÀM BÀI
I/ Yêu cầu kỹ năng:
Biết cách làm bài nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
II/ Yêu cầu về kiến thức:
1. Mở bài:
- Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đều là những nhà thơ trực tiếp tham gia kháng chiến nên những sáng tác của các anh về người lính đều rất chân thực tiêu biểu là bài “Đồng chí” và “về Bài thơ tiểu đội xe không kính”
- Hình ảnh anh bộ đội trong hai tác phẩm có những điểm chung song họ cũng có những nét riêng.
- Ở mỗi bài thơ, dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của mỗi nhà thơ được thể hiện rất sâu đậm.
2. Thân bài:
a. Cảm nhận về hình tượng anh bộ đội cụ Hồ qua hai tác phẩm:
* Điểm chung:
- Đó là những con người mộc mạc, bình dị, chân chất, đời thường từ cách cảm, cách nghĩ song ở họ toát lên những phẩm chất cao đẹp: Tình đồng chí, đồng đội keo sơn, tinh thần lạc quan, lòng quả cảm, đức hy sinh và lòng yêu nước nồng nàn.
- Họ mang trong mình những phẩm chất chung của anh bộ đội cụ Hồ qua các thời kỳ: bình dị mà vĩ đại; sống có lý tưởng; cái cao cả vĩ đại được bắt nguồn từ những gì bình dị nhất.
* Nét riêng:
- Người lính trong "Đồng chí"
+ Đậm chất mộc mạc, bình dị, chất phác, ra đi từ những luống cày, thửa ruộng; từ những miền quê nghèo khó ...(dẫn chứng).
+ Theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, những người nông dân mặc áo lính vượt lên những gian khổ, thiếu thốn; khám phá một tình cảm mới mẻ, đáng trân trọng: Tình đồng chí (dẫn chứng).
Vẻ đẹp của người lính bước lên từ đồng ruộng tiêu biểu cho vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Người lính trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
+ Đậm chất ngang tàng, ngạo nghễ; tâm hồn phóng khoáng, trẻ trung, tinh nghịch, yêu đời; của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa (dẫn chứng).
+ Sự hoà quyện giữa phong thái người nghệ sỹ và tinh thần người chiến sỹ (dẫn chứng).
- Nét riêng ấy đã thể hiện sự phát triển trong nhận thức, khám phá của các nhà thơ về hình tượng anh bộ đội cụ Hồ. Đó là sự trưởng thành của người lính đi qua hai cuộc trường chinh và là sự lớn lên về tầm vóc dân tộc được tôi luyện trong lửa đạn chiến tranh.
b. Dấu ấn sáng tạo của mỗi nhà thơ:
* Chính Hữu với bài "Đồng chí"
- Ngôn từ: Mộc mạc, bình dị, quen thuộc, không phải thô sơ mà được tinh lọc từ lời ăn tiếng nói dân gian (dẫn chứng).
- Hình ảnh: Đậm chất hiện thực nhưng giàu sức biểu cảm, hàm súc cô đọng (dẫn chứng).
- Giọng điệu: Tâm tình, thủ thỉ, thấm thía, sâu lắng.
- Phong cách thiên về khai thác nội tâm, tình cảm.
* Phạm Tiến Duật với "Bài thơ về tiểu đội xe không kính".
- Ngôn từ: Giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khoẻ khoắn mang đậm phong cách của người lính lái xe (dẫn chứng).
- Hình ảnh: Chân thực nhưng độc đáo, giàu chất thơ (dẫn chứng).
- Giọng điệu: Lạ, ngang tàng, tinh nghịch, dí dỏm, vui tươi. Những câu thơ như câu văn xuôi, như lời đối thoại thông thường.
- Phong cách: khai thác hiện thực, khai thác chất thơ từ sự khốc liệt của chiến tranh.
3. Kết bài
- Vẻ đẹp và giá trị trường tồn của hai tác phẩm.
- Suy nghĩ về lớp trẻ hôm nay.
Ghi chú: Mật khẩu giải nén nếu có: sachhoc.com
CLICK LINK THAM KHẢO EBOOK TẠI ĐÂY
OR
Thẻ từ khóa: 130 đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn 9 chuyên đề nghị luận văn học