Khoa học và Nghệ thuật lãnh đạo: Yếu tố vận dụng bản thân
Chuyên mục: Sách kỹ năng sống
Lãnh đạo là một vấn đề xưa như trái đất. Có lẽ từ khi con người chung sống với nhau thành tập thể thì nhu cầu lãnh đạo đã xuất hiện. Trải qua một thời gian dài, từ đông sang tây đã có hàng ngàn quyển sách viết về vấn đề lãnh đạo. Hoặc là được đào sâu hoặc là chỉ nói phớt qua.Không có một quyển sách nào giống một quyển sách nào.
Cũng đã có hàng ngàn định nghĩa khác nhau cho hai chữ lãnh đạo. Không có một định nghĩa nào giống một định nghĩa nào. Cũng có cả khối thông tin về cuộc đời của những nhà lãnh đạo. Không một cuộc đời lãnh đạo nào giống một cuộc đời lãnh đạo nào.
Cũng có một số lượng không nhỏ những chỉ dẫn lãnh đạo. Không một công thức nào giống một công thức nào. Trong mọi ngõ ngách của cuộc sống, trong mọi giai cấp của xã hội, trong mọi lãnh vực của nghiệp vụ, trong mọi hoàn cảnh vận hành, trong mọi loại cá tính thể hiện . . . đều thấy có bóng dáng của những con người xứng đáng với hai chữ lãnh đạo.
Rồi từ thế kỷ thứ 19 về sau, trong cách tiếp cận khác nhau về vấn đề lãnh đạo nhiều trường phái đã thành hình.
Trường phái của những lý thuyết lãnh đạo xét theo cá tính (trait leadership theories) giải thích vấn đề lãnh đạo qua những nét đặc thù trong cá tính của người lãnh đạo, từ thuyết “nhân cách vĩ đại” xuất hiện ở những ngày đầu (Galton, 1869; James, 1880) cho tới thuyết “nhân cách cuốn hút” xuất hiện trong những năm gần đây (Musser, 1987; Conger & Kanungo, 1998; Kirkpatrick & Locke, 1996; Bedell-Avers & Hunter & Mumford, 2008).
Trường phái của những lý thuyết lãnh đạo xét theo tình huống (situational leadership theories) cho rằng một hoàn cảnh đặc trưng cần đến một cách lãnh đạo đặc trưng với một con người đặc trưng (Evans, 1970; House, 1971; House & Mitchell, 1974; Vroom & Yetton, 1973; Hersey & Blanchard, 1999).
Trường phái của những lý thuyết lãnh đạo xét theo hành vi (behavioral leadership theories) chú trọng vào hành động và hành vi, có thể quan sát và đo lường được, của người lãnh đạo thay vì chú trọng vào những đặc tính vô hình (Merton, 1957; Blake & Mouton,1961; Pfeffer & Salancik, 1975).
Trường phái của những lý thuyết lãnh đạo xét theo tương tác hay xét theo trù ứng (interactional leadership theories or contingency leadership theories) nhấn mạnh sự tương tác giữa cá tính của người lãnh đạo và những yếu tố hoàn cảnh (Fiedler, 1964 & 1967; Fiedler & Garcia, 1987; Hickson & Hinigs & Lee & Schneck & Pennings, 1971)
Thẻ từ khóa: Khoa học và Nghệ thuật lãnh đạo: Yếu tố vận dụng bản thân, Khoa học và Nghệ thuật lãnh đạo: Yếu tố vận dụng bản thân pdf, Khoa học và Nghệ thuật lãnh đạo: Yếu tố vận dụng bản thân ebook, Tải sách Khoa học và Nghệ thuật lãnh đạo