Tâm Lý Học Căn Bản
Chuyên mục: Sách kỹ năng sống
Tâm Lý Học Căn Bản nhằm giúp bạn đọc là sinh viên, nghiên cứu sinh v.v... cùng đông đảo độc giả phát huy khả năng vận dụng tâm lý học để tìm hiểu xã hội chúng ta đang sống. Các tài liệu được trình bày trong các vấn đề rất trọn vẹn ý nghĩa và dễ hiểu. Mỗi chương kết thúc bằng một góc tóm lược cô đọng và một loạt các câu hỏi ôn tập về nội dung. Độc giả có thể mứa độ tiếp thu củng như sự am hiểu về nội dung đã đọc.
***
Không dễ gì giải trình được những điểm phức tạp và mâu thuẫn trong tác phong cư xử của con người. Chúng ta chứng kiến hành vi thiện cũng như ác; chúng ta đương đầu với lối cư xử hợp lý cũng như phi lý; và chúng ta tìm được sự cộng tác thiện chí cũng như gặp phải sự cạnh tranh thô bạo trong cái thế giới muôn màu muôn vẻ này.
Bộ sách này được soạn thảo nhằm giới thiệu khái quát về môn tâm lý học. Tuy chú trọng đến các nền móng xây dựng bộ môn, nhưng nó cũng trình bày sáng tỏ khía cạnh ứng dụng của tâm lý học vào cuộc sống hàng ngày của con người. Với ba mục tiêu chính:
Thứ nhất, nó được soạn thảo nhằm bao quát các địa hạt chủ yếu thuộc lãnh vực tâm lý qua việc giới thiệu các lý thuyết, các công trình nghiên cứu, cũng như các ứng dụng chính của môn tâm lý học.
Thứ hai, nhằm giúp độc giả xây dựng nhận thức sâu sắc về cơ sở khoa học của bộ môn cũng như nhằm khích lệ óc tư duy có phê phán của họ.
Sau cùng, bộ sách này thực sự hấp dẫn và gây cảm hứng để khơi dậy tính hiếu kỳ tự nhiên của độc giả đối với thế giới chung quanh.
Nói chung, Tâm Lý Học Căn Bản được soạn thảo nhằm giúp độc giả phát huy khả năng vận dụng môn tâm lý học để tìm hiểu xã hội chúng ta đang sống. Dĩ nhiên, ba mục tiêu này tương thuộc lẫn nhau. Thực ra, tôi cho rằng nếu như tác phẩm Tâm Lý Học Căn Bản này thành công trong sứ mệnh truyền đạt chính xác nét tinh túy của môn tâm lý học, thì các mục tiêu tìm hiểu và quan tâm về lãnh vực tâm lý sẽ tự nhiên gặt hái được. Để đạt được mục đích đó, tôi đã chú trọng khá nhiều đến lối hành văn trong cuốn sách. Nó nhằm đóng góp một bài tường thuật cuộc tọa đàm của hai nhân vật về tâm lý học có bố cục giống như một bài luận văn. Khi viết “chúng ta”, tôi có ý muốn đề cập đến hai người chúng ta – tôi, với tư cách là soạn giả và bạn, là độc giả.
Ngoài ra, tập sách giáo khoa này có những bài đọc thêm đặc biệt để nêu bật khía cạnh ứng dụng môn tâm lý học vào cuộc sống thường ngày trong thế giới quanh chúng ta (các đoạn ứng dụng thực tiễn), thảo luận về các khám phá khoa học quan trọng vừa mới lạ vừa hấp dẫn trong lãnh vực tâm lý (các đoạn Trích Dẫn Thời Sự), và đưa ra các lời khuyên nhằm cải thiện ý nghĩa cuộc sống của chúng ta (các đoạn Thành quả của Tâm Lý Học).
Nó cũng là một cuốn sách được soạn thảo công phu nhằm khích lệ việc học tập.
Các tài liệu được trình bày trong nhiều đoạn trọn vẹn ý nghĩa và dễ sử dụng. Mỗi đoạn kết thúc bằng một tóm lược cô đọng (gọi là mục Tóm Tắt) và một loạt câu hỏi ôn tập về nội dung vừa được trình bày (gọi là mục Học ôn). Giải đáp các câu hỏi này – và sau đó kiểm tra thành tích ở trang kế tiếp – độc giả sẽ có thể đánh giá được mức độ tiếp thu, cũng như đặt nền móng để am hiểu và ghi nhớ lâu dài nội dung đã học hỏi được.
Tóm lại, tác phẩm Tâm Lý Học Căn Bản được trình bày theo hình thức gần gũi với độc giả. Qua đó, nó không chỉ nhằm giới thiệu cho độc giả nội dung căn bản – và hứa hẹn – của môn học, mà còn tạo niềm hứng khởi sinh động đối với lãnh vực tâm lý. Tôi ước mong nỗ lực bước đầu này sẽ góp phần thắp sáng lòng nhiệt tình và niềm say mê của độc giả đối với lãnh vực tâm lý.
Tâm Lý Học Căn Bản bao quát các chủ đề truyền thống thuộc lãnh vực tâm lý. Thí dụ, nó bao gồm các đề tài như Sinh học làm Nền tảng cho Hành vi ứng xử, Cảm giác và Nhận thức. Tiến trình học tập, Hoạt động trí tuệ. Phát triển nhân cách, Cá tính, Hành vi bất bình thường, và các Nền tảng Tâm lý Xã hội của Hành vi ứng xử.
[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com – gác nhỏ cho người yêu sách.]
Tâm Lý Học Căn Bản là một bộ sách cô đọng ngắn gọn. Nó chú trọng đến tinh túy của môn Tâm Lý Học nhằm giới thiệu sơ bộ lãnh vực này. Nó cũng trình bày cách thức các lý thuyết và các nghiên cứu trong lãnh vực tâm lý ảnh hưởng ra sao đến cuộc sống thường ngày của độc giả. Đặc biệt với giới sinh viên, nó phản ánh một số sắc thái độc đáo để giúp cho các bạn tiếp thu nhiều nhất những khái niệm, lý thuyết, sự kiện, và các loại thông tin khác trong lãnh vực tâm lý. Muốn lợi dụng được các đặc điểm ấy, các bạn nên thực hiện một số bước khi nghiên cứu tập sách này. Nhờ tuân thủ các bước này, không những sẽ tiếp thu nội dung cuốn sách nhiều nhất, mà các bạn cũng sẽ xây dựng được thói quen học tập giúp gặt hái được thành quả khả quan đối với các môn học khác cũng như phát huy óc sáng tạo hoặc phê phán đối với các tài liệu học tập nói chung.
Mặc dù người ta trông đợi chúng ta ra sức học tập để tiếp thu rất nhiều điều trong suốt thời gian chúng ta ở trường lớp, nhưng hiếm khi chúng ta được truyền thụ các kỹ thuật có hệ thống nhằm giúp chúng ta học tập có hiệu quả hơn. Song le, giống như trường hợp chúng ta không mong muốn một bác sĩ học tập môn cơ thể học bằng phương pháp thử thách và sai lầm, chỉ những sinh viên phi thường mới có thể tình cờ tìm được một phương pháp học tập thực sự hữu hiệu.
Thế nhưng các nhà tâm lý đã phát minh được những kỹ thuật tuyệt vời (đã kinh qua thử thách) nhằm cải tiến kỹ năng học tập, mà hai trong số đó được miêu tả ở đây. Nhờ sử dụng một trong hai kỹ thuật này – gọi tên theo phối hợp các mẫu tự đầu là SQ3R và MURDER – các bạn có thể tăng cường khả năng học tập và ghi nhớ cũng như tư duy có phê phán, không chỉ trong lãnh vực môn tâm lý mà còn đối với tất cả các môn học khác nữa.
Phương pháp SQ3R gồm một loạt 5 bước, gọi theo các mẫu tự S – Q – R – R – R. Bước đầu tiên là điều tra tìm hiểu (survey) tài liệu bằng cách đọc qua dàn bài, các nhan đề phân đoạn, các đoạn chú thích hình vẽ, các đoạn tóm tắt, đoạn triển khai chủ đề, và đoạn những điểm cần ghi nhớ để có một tổng quan về các điểm quan trọng trong bài học. Bước kế tiếp là – chữ Q trong SQ3R – nêu ra các câu hỏi (question). Đặt các câu hỏi – đọc to lên hoặc viết ra giấy – trước khi thực sự đọc vào các đoạn trong bài học. Thí dụ, nếu đã tìm hiểu đoạn này rồi, bạn có thể ghi ngay ra lề sách câu hỏi “SQ3R và MURDER có nghĩ là gì?” Các câu hỏi đã được nêu ra ở các đoạn triển khai chủ đề và các đoạn học ôn kết thúc một đoạn trong bài học cũng là các câu hỏi ngắn gọn rất hay. Nhưng đều quan trọng phải ghi nhớ là không nên hoàn toàn trông cậy vào chúng; tự đặt cho mình các câu hỏi mới là việc làm cần thiết. Tập sách này chừa lề rất rộng để bạn viết ra các câu hỏi ấy. Nêu ra những câu hỏi như thế vừa giúp bạn chú trọng đến các điểm then chốt trong bài học vừa đặt bạn vào tâm trạng ham học hỏi.
Giờ đây đến bước kế tiếp, mẫu tự “R” thứ nhất, một bước tối quan trọng là đọc tài liệu (read). Hãy đọc thật cẩn thận, và đều quan trọng là, đọc với tâm trạng chủ động và phê phán. Thí dụ, trong khi đọc bạn hãy cố trả lời các câu hỏi do chính bạn đã đặt ra. Bạn sẽ thấy mình tiến bộ kịp các câu hỏi mới khi bạn đọc đến đoạn kế tiếp. Đó là triệu chứng tốt, bởi vì nó cho thấy bạn đang đọc với tâm trạng hiếu học và chú tâm đến bài học. Đánh giá có phê phán bài học bằng cách tìm hiểu cặn kẽ ý nghĩa của những điều đang đọc, cân nhắc các ngoại lệ và các điểm mâu thuẫn có thể có, và thăm dò các giả định hậu thuẫn cho các khẳng định của tác giả.
Bước tế tiếp – mẫu tự “R” thứ hai – là bước kỳ lạ nhất. Mẫu tự “R” có nghĩa là thuật lại (to recite), theo đó hãy cố tiếp thu nội dung bài học rồi miêu tả và giải thích cho chính mình hoặc cho một người bạn, tìm hiểu tài liệu vừa đọc được để giải đáp các câu hỏi mà bạn đã nêu ra trước đây. Hãy nói to lên. Đây là dịp để bạn tự đối thoại với bản thân, không có gì để hổ thẹn cả. Tiến trình thuật lại này giúp bạn xác định mức độ am hiểu nội dung bạn vừa đọc được. Ngoài ra, các nghiên cứu trong lãnh vực tâm lý đã chứng minh rằng việc truyền đạt lại cho người khác hoặc tự thuật lại cho mình sẽ giúp cho bạn học tập bài học theo một cách thức khác hẳn và sâu xa hơn – so với việc học tập không nhằm truyền đạt lại cho người khác. Như vậy, việc thuật lại nội dung bài học là một khâu quyết định trong tiến trình học tập.
Mẫu tự “R” cuối cùng liên hệ đến việc ôn tập (review). Như sẽ thảo luận trong các chương 5 và 6, học ôn là điều kiện tiên quyết để học tập và ghi nhớ được toàn bộ những điều đã học được. Xem lại các thông tin; đọc lại các mục tóm tắt và các đoạn tóm lược trong phần Những Điểm Cần Ghi Nhớ: trả lời các câu hỏi trong các mục học ôn; và sử dụng bất cứ tài liệu nào có sẵn. Học ôn phải là một tiến trình chủ động, qua đó bạn xét xem liệu những mảng thông tin khác nhau sẽ ăn khớp với nhau ra sao để dệt thành bức tranh toàn diện về nội dung đã học.
Một phương pháp học tập khác chọn dùng – mặc dù không phải là không tương đồng với phương Pháp SQ3R – là phương pháp MURDER của Dansereau (1978). Dù tên gọi có ý nghĩa chết chóc, MURDER là một phương Pháp học tập hữu hiệu.
Bước đầu tiên là chuẩn bị tâm trạng (mood) học tập thích hợp bằng cách đặt ra các mục tiêu cho mỗi học kỳ cũng như chọn thời điểm và địa điểm để việc học tập không bị xao lãng. Kế tiếp là đọc để hiểu (understanding), nắm được tài liệu học, qua đó lưu ý cẩn thận đến ý nghĩa bài học. Nhớ lại (recall) là cố gắng gợi trí nhớ ngay sau đó về tài liệu học tập mà không cần lật sách ra xem lại. Kế tiếp là sắp đặt (digesting) nội dung học tập một cách hệ thống. Trong bước này bạn nên đính chính bất kỳ đều sai sót nào trong bước gợi nhớ để nỗ lực sắp xếp và tích lũy nội dung mới học được vào ký ức.
Kế đó, bạn nên chắt lọc (expanding) (Phân tích và đánh giá) nội dung mới học được, và cố gắng áp dụng nó vào các tình huống vượt ra ngoài phạm vi các ứng dụng đã đề cập trong bài giảng. Nhờ hội nhập những điều vừa học được vào một mạng lưới thông tin rộng lớn trong ký ức, bạn sẽ dễ dàng nhớ lại chúng sau này. Cuối cùng, bước chót là ôn tập (review). Giống như phương pháp SQ3R, hệ thống về nội dung đã học là điều kiện cần thiết để học tập thành công.
Cả hai phương pháp SQ3R và MURDER đều đưa các phương pháp đã kinh qua thử thách nhằm tăng thêm hiệu quả học tập của bạn. Dù vậy, không nhất thiết phải lệ thuộc vào một phương pháp riêng biệt nào, bạn có thể dung hợp các yếu tố khác vào phương pháp học tập của riêng mình. Thí dụ, các gợi ý và phương pháp học tập để phát huy óc phê phán sẽ được trình bày trong suốt cuốn sách Tâm Lý Học Căn Bản này, như trong chương 6 khi thảo luận về cách sử dụng thuật ghi nhớ (mnemonics – các kỹ thuật ghi nhớ nhằm sắp xếp nội dung học tập giúp người ta dễ nhớ lại). Nếu các phương pháp này giúp bạn dễ dàng vận dụng nội dung mới học được, hãy tin cậy chúng.
Sau cùng cần lưu ý là thời điểm và địa điểm học tập về mặt nào đó cũng quan trọng ngang với cách học tập. Một trong những điều hiển nhiên về lĩnh vực tâm lý là chúng ta sẽ học tập khả quan hơn, và ghi nhớ được lâu hơn khi chúng ta học những đoạn ngắn qua nhiều học kỳ, so với việc tập trung học tập trong một thời gian kéo dài. Điều này có nghĩa là học suốt đêm trước ngày thi sẽ kém hiệu quả hơn và bị mệt mỏi hơn so với cách học đều đặn.
Ngoài việc chọn lọc ấn định thời điểm học tập, bạn nên tìm cho được một địa điểm đặc biệt để học tập. Địa điểm ở đâu không thành vấn đề, miễn là nó giảm đến mức độ tối thiểu tình trạng sao nhãng và là nơi chỉ dành riêng cho việc học tập của bạn, tìm ra được một “không gian” đặc biệt giúp bạn có tâm trạng hứng thú học tập ngay từ đầu, rất thích hợp cho việc học tập của bạn.
Điều quan trọng hơn nữa là, bạn sẽ say mê với tâm trạng lạc quan khi học tập môn tâm lý học. Thật xứng đáng để nỗ lực bởi vì niềm hứng khởi, sự thách thức, và các hứa hẹn mà môn tâm lý học dành cho bạn quả thực là quan trọng.
Sách này được soạn thảo nhằm phục vụ cho giới độc giả chủ yếu là các sinh viên. Như bạn sẽ thấy sự thể hiện trọn vẹn ở mọi chương sách, sách này dung hợp một số đặc điểm quan trọng về mặt giảng dạy. Đặt nền tảng trên lý thuyết và công trình nghiên cứu kiểu mẫu về phương pháp giảng dạy căn cứ vào tiến trình học tập và hoạt động tâm trí, các đặc điểm này nhằm giúp cho cuốn sách trở thành một công cụ học tập hữu hiệu, và đồng thời lôi cuốn cũng như khích lệ tinh thần hiếu học.
Cách dàn ý cuốn sách cũng khá linh động. Mỗi chương được chia ra từ ba đến năm đoạn trọn vẹn ý nghĩa và dễ sử dụng, giúp cho các vị giáo sư tiện việc chọn lựa và bỏ bớt bất kỳ đoạn nào cho phù hợp với chương trình giảng dạy. Ngoài ra, các tài liệu về ứng dụng tâm lý cũng được phân bố đều khắp các chương sách, kể cả các đề tài có tính lý thuyết truyền thống nhất. Do đó, toàn bộ cuốn sách này phản ánh mối tương quan chặt chẽ giữa lý thuyết, nghiên cứu, và ứng dụng trong lĩnh vực tâm lý.
Mỗi chương đều có một dàn bài là một phương tiện giúp chúng ta hiểu rõ mối tương quan giữa các ý chính trong bài học. Nó cũng đóng vai trò chiếc cầu nối liền giữa những điều mà độc giả đã am hiểu với nội dung của chương kế tiếp sau đó.
Mỗi chương đều khởi đầu bằng một bài tường thuật về một tình huống trong cuộc sống thực tế liên hệ đến các khía cạnh chính của chủ đề chương sách. Những tình tiết này minh chứng mối tương quan giữa các nguyên tắc và khái niệm căn bản trong tâm lý học với các vấn đề và khó khăn trong cuộc sống thực tế. Thí dụ, Chương nói về Sinh học làm nền tảng cho hành vi ứng xử khởi đầu bằng bài tường thuật về trường hợp một bệnh nhân phải chịu một phẫu thuật khéo léo để khống chế các cơn động kinh; Chương nói về Hoạt động trí tuệ đề cập cách thức các kỹ sư NASA hoạch định công tác cứu nạn trong không gian; và Chương nói về Tâm lý xã hội khởi đầu bằng một bài tường thuật về thời kỳ bi thảm liên hệ đến việc sùng bái nhân vật David Koresh ở thành phố Waco thuộc tiểu bang Texas.
: Nối tiếp sau đoạn mở đầu, đoạn này nhằm minh định các đề tài và vấn đề chính, đồng thời liệt kê một loạt câu hỏi được giải đáp trong chương sách.
Đoạn này minh họa ứng dụng của các khám phá lý thuyết từ các cuộc nghiên cứu tâm lý để giải quyết các khó khăn trong cuộc sống thực tế. Thí dụ, Chương Sinh học làm Nền tảng cho Hành vi ứng cư xử có đoạn minh họa cách thức các nhà quảng cáo sử dụng các khám phá lý thuyết của nhà tâm lý để xây dựng các chương trình quảng cáo; Chương Các trạng thái ý thức khảo xét cách thức một nhà tâm lý phân tích giọng nói của vị thuyền trưởng chiếc tàu Valdez thuộc công ty Exxon, gây tai nạn đổ dầu nghiêm trọng ngoài khơi bờ biển Alaska ra sao để xác định xem ông này có ngộ độc rượu trong khi thi hành nhiệm vụ hay không?, và Chương 15 bàn về rối loạn tâm lý do stress sau khi bị chấn thương gây ra.
Các đoạn này phản ánh một kế hoạch nghiên cứu hiện đại là mối quan tâm hàng đầu của môn học – nêu ra các nghiên cứu mà lãnh vực tâm lý đang hướng đến. Chúng giúp độc giả hiểu được tinh hình phát triển và hoàn thiện của khoa tâm lý học. Thí dụ, Chương Tâm Sinh Lý đề cập đến các công trình nghiên cứu hiện đại về dị biệt giới tính thể hiện trong não bộ của nam và nữ giới; Chương Ký ức bàn về các chứng cứ xác nhận ký ức mặc nhiên trong lúc bị gây mê; Chương Phát triển nhân cách trình bày các khám phá liên hệ đến việc sử dụng dược phẩm để chữa trị chứng e thẹn bẩm sinh; và Chương Sống trong thế giới phồn tạp bàn về tệ nạn quấy rồi tình dục.
Mỗi chương đều có nhiều thông tin chọn lọc nhằm giúp cho độc giả vận dụng kiến thức tâm lý học hỏi được bằng cách trang bị khả năng đánh giá thành quả của tâm lý học. Thí dụ, các đoạn này đề cập các kế hoạch rèn luyện óc tư duy có phê phán (chương Hoạt động tâm trí), các phương pháp kiêng ăn thích hợp (chương Động cơ), và vấn đề chọn thầy thuốc (chương Chữa trị).
Các công trình nghiên cứu đều cho thấy tầm quan trọng của việc sắp xếp tỉ mỉ nội dung trong quyển sách giáo khoa sao cho tài liệu học tập được trình bày trong các đoạn tương đối ngắn gọn, và giúp người ta chủ động ôn tập các đều vừa học hỏi được. Do đó, mỗi chương đều được chia ra từ ba đến năm đoạn, một đoạn đều có một mục Tóm tắt và Học ôn. Tiểu mục Tóm tắt đúc kết các điểm then chốt trong đoạn vừa được trình bày, và tiểu mục Học ôn trình bày nhiều loại câu hỏi để sinh viên trả lời – bao gồm các câu hỏi chọn giải đáp, điền vào chỗ trống, trả lời ngắn gọn và đòi hỏi óc phê phán – nhằm trắc nghiệm khả năng ghi nhớ lẫn mức am hiểu nội dung bài học.
Để đơn giản hóa việc học ôn các nội dung bài học và để giúp đỡ tổng hợp các thông tin đã trình bày, các đoạn Tóm tắt có đánh số được nêu ra ở cuối mỗi chương sách. Phần Tóm tắt này chú trọng đến các điểm then chốt trong bài học.
Roberts Feldman
***
. Hãy xét tình huống sau:
Bạn tôi mắc phải ung thư. Cô có lý do để tin rằng mình lâm vào tình thế ba sống một chết. Tuy hiểu rõ chẩn đoán này, nhưng cái chết khả dĩ vẫn còn hơi xa theo cảm nghĩ của cô. Cô hình dung cái chết của cô khá mơ hồ, và cô nói đến ý định rời xa thành phố và chỉ đi vài chuyến về các vùng quê. Lạ lùng thay, cô không đề cập nhiều về việc xa rời những người thân quen trong cuộc sống. Cô cũng tin rằng không thể nào làm gì để thay đổi vận mệnh của mình được. Cô không lo âu về chứng ung thư ấy thường xuyên lắm – Cô tiếp tục cuộc sống bình thường của mình. Một số người nói rằng cô là người tuyệt vời, phi thường, yêu đời, dũng cảm, và dễ thích nghi với cuộc sống. Còn những người khác thì nói rằng cô đang trấn áp cơn sợ hãi, phủ nhận thực tế, và trở thành vô cảm đối với cái chết của bản thân.
Người “bạn” đề cập ở đây là một công dân Mỹ bình thường, còn căn bệnh “ung thư” của cô ấy chính là nguy cơ xảy ra cuộc chiến tranh nguyên tử.
Khi nhà tâm lý Susan Fiske viết đoạn văn ẩn dụ trên, bà tìm cách bi kịch hóa lối phản ứng của hầu hết dân Mỹ đối với mối đe dọa xảy ra chiến tranh nguyên tử. Các cuộc điều tra tiến hành trong thập niên 1980 cho thấy số người tin rằng có thể xảy ra một cuộc chiến tranh nguyên tử chiếm tỷ lệ từ 10% đến gần 50%. Ưu tư này cũng biến động đáng kể trong thập niên 1980. Ở Hoa Kỳ, Châu Âu và thậm chí ở Liên Xô, sự lo âu lên đến cực điểm trong nửa thập niên đầu rồi sau đó giảm bớt đi.
Khi được yêu cầu cho biết nhận định rằng tình hình sẽ ra sao khi cuộc chiến tranh nguyên tử nổ ra, nhận định của mọi người rất ảm đạm: Họ cho rằng toàn bộ dân số thế giới sẽ bị hủy diệt, tuy họ có khuynh hướng chú trọng về thiệt hại vật chất đối với các khu cao ốc nhiều hơn tình trạng tử vong của con người cụ thể. Hầu hết mọi người đều không mong còn tồn tại được.
Người ta không suy nghĩ về chiến tranh nguyên tử thường xuyên cho lắm. Sự kiện này dường như đáng ngạc nhiên: Nếu như bạn cho rằng thậm chí mình chỉ có 10% xác suất nhiễm bệnh và chết vì chứng ung thư, có lẽ bạn sẽ lo nghĩ thường xuyên và dùng mọi biện pháp ngăn ngừa. Vậy mà điều này lại không diễn ra với nguy cơ xảy ra thảm họa vũ khí nguyên tử tiêu diệt hàng loạt: hầu hết mọi người đều không có hành động cụ thể nào để chấm dứt mối đe dọa ấy cả.
Một số lý lẽ có thể giải thích được sự khác biệt giữa niềm tin của con người về nguy cơ xảy ra cuộc chiến tranh nguyên tử, phản ứng sợ hãi đối với nó, với tình trạng thiếu hành động cá nhân của họ nhằm chấm dứt nỗi sợ hãi đó. Một lối giải thích cho rằng mối đe dọa nguyên tử hủy diệt hàng loạt khủng khiếp quá mức khiến cho con người không thể chịu đựng nổi về mặt tâm lý, nên họ đành phải trấn áp cơn sợ hãi và xua nó ra khỏi tâm tư của mình. Lối giải thích khác, như các cuộc nghiên cứu đã nêu rõ, cho rằng một công dân đơn độc, hành động một mình, hiếm khi thay đổi được chính sách của nhà cầm quyền; thậm chí trường hợp rất nhiều công dân hành động tập thể cũng chỉ gây được ảnh hưởng rất yếu ớt đến quyết định của các nhà lãnh đạo đương quyền.
Cuối cùng là câu hỏi liệu chiến lược nào hoàn hảo nhất nhằm làm giảm bớt đe dọa xảy ra chiến tranh nguyên tử. Một số chiến lược khác biệt (và mâu thuẫn) nhau đã được đề nghị – từ ngăn cấm toàn bộ các loại vũ khí hạt nhân cho đến gia tăng số lượng vũ khí lớn lao đến mức khiến cho việc sử dụng chúng chắc chắn sẽ hủy diệt toàn bộ thế giới, do đó trên lý thuyết (và quả là nghịch lý) sẽ giảm bớt cơ hội dùng chúng. Như vậy không lấy gì làm ngạc nhiên rằng người ta khó lòng tìm được đường lối hành động thích hợp nhất – một vấn đề mà các nhà tâm lý vừa mới khởi sự đề cập đến.
. Một trong những mối đe dọa lớn lao nhất cho nền hòa bình trong thập niên qua là hiện tượng khủng bố và bắt giữ con tin vô tội. Bọn khủng bố với ý đồ chính trị biết rằng thủ đoạn bắt con tin sẽ làm chấn động dư luận về động cơ hành động của bọn chúng, như quyết tâm tuẫn nạn và tính cách anh hùng cá nhân, sự tuân phục của bọn đàn em, và quyền lực chẳng hạn, qua việc nâng cao tư thế đàm phán của chúng.
Việc tìm hiểu biện pháp tối ưu nhằm đối phó với bọn khủng bố bắt con tin đã tỏ ra là một công tác khó khăn làm nảy sinh một số vấn đề quan trọng về mặt tâm lý – cũng như luân lý. Bản thân các nhà tâm lý chính trị cũng khác biệt quan điểm với nhau về đường lối hành động tối ưu.
Biện pháp trực tiếp nhất đối với thủ đoạn bắt con tin là dùng vũ lực để giải thoát các nạn nhân bị bắt giữ. Dĩ nhiên, nhược điểm là nguy hiểm đến tính mệnh của con tin, hoặc do hành động cố tình của bọn khủng bố hoặc do hành động sơ suất của lực lượng cứu nạn. Tuy vũ lực đôi khi được dùng đến – như trường hợp biệt kích Israel cứu hành khách bị bắt giữ trên chuyến phi cơ ở sân bay Entebbe thuộc xứ Uganda trong thập niên 1970 – nhưng hầu hết các trường hợp con tin đều bị canh giữ nghiêm ngặt cho nên khả năng tổn thất sinh mệnh rất cao.
Biện pháp thứ nhì là chấp nhận cứu tính mệnh con tin với bất cứ giá nào. Trong trường hợp này, yêu sách của bọn khủng bố được đáp ứng trong một số chừng mực, và bọn chúng có thể được chấp nhận công khai hoạt động, giải thoát đồng bọn đang bị cầm tù, tiền chuộc, hoặc cơ hội tẩu thoát. Tuy biện pháp này thường cứu được con tin, nhưng cũng có nhược điểm: tạo tiền lệ cho bọn khủng bố khác, chứng minh sự thành công của thủ đoạn khủng bố. Như chúng ta đã biết qua công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý chuyên về tiến trình học tập theo quan sát, con người học tập được nhiều điều nhờ quan sát lối cư xử mẫu mực được biểu dương. Như vậy, nhiều lần đáp ứng yêu sách sẽ khiến cho bọn khủng bố này cũng như bọn khác càng có thủ đoạn khủng bố táo tợn hơn nữa.
Biện pháp thứ ba là khước từ thương lượng với bọn khủng bố trong bất kỳ tình huống nào, dù cho bao nhiêu con tin bị bắt giữ cũng mặc – lập trường này là chính sách công khai của Hoa Kỳ vào cuối thập niên 1980 (tuy không đạt được hiệu quả hoàn toàn như ý trong thực tế). Theo biện pháp này, bọn khủng bố bị các cơ quan chính phủ xem thường, nhờ đó giảm bớt tiền lệ và sau cùng giảm được tệ nạn khủng bố trong tương lai. Dĩ nhiên, nhược điểm của biện pháp này là con tin ít hy vọng sống sốt và không làm nguôi cơn sợ hãi của gia đình họ trong thời gian giam cầm con tin, đồng thời cũng có thể gia tăng khả năng tổn thương hoặc tử vong trong tay bọn khủng bố ngày càng điên rồ hơn.
Tuy nhiên, vẫn còn có một biện pháp trung dung trong đó các cuộc thương lượng giữa bọn khủng bố và nhà cầm quyền sẽ diễn ra hoàn toàn bí mật, không được báo chí biết đến. Như vậy, bọn khủng bố không còn lợi dụng được dư luận báo chí nên không thể làm gương cho bọn khủng bố khác nữa. Ngoài ra, nhân viên đàm phán kiên quyết đòi phóng thích con tin và bọn khủng bố bị dồn trách nhiệm để sau cùng bị lên án trước tòa vì hành vi phạm tội của chúng. Sau đó, nhà chức trách phải tiếp tục truy lùng, bắt giữ, đưa ra tòa xét xử, rồi tống giam bọn chúng.
Nhược điểm của biện pháp này là bỏ qua nhiều khía cạnh thực tế về mặt chính trị của tệ nạn khủng bố. Chẳng hạn, các nhà lãnh đạo chính trị có thể gặp phải áp lực hầu như không thế cưỡng lại được nên phải chấp nhận làm mọi việc trong phạm vi thẩm quyền để được phóng thích con tin, nhất là khi bản thân các con tin ngoan ngoãn cầu xin cứu mạng với vẻ đáng thương trước phương tiện truyền thông. Ngoài ra, điều tốt nhất trong dài hạn có thể không tối hảo trong ngắn hạn. Hiển nhiên, thương lượng với bọn khủng bố là thử thách cam go đối với người có trách nhiệm đàm phán – đó là chưa nói đến thử thách gian khổ mà bản thân con tin đã gặp phải.
Một trong các vấn đề chính trị chủ yếu của thế giới là nỗ lực kiểm soát vũ khí hạt nhân. Đâu là biện pháp tối ưu để công dân ủng hộ đường lối hành động của chính quyền họ?
Các nhà tâm lý đã nhận diện được hai biện pháp chọn lựa: hạn chế và ngăn chặn vũ trang hạt nhân. Một số chuyên gia đề nghị thực hiện biện pháp hạn chế vũ trang hạt nhân (nuclear arms freeze), trong đó các cường quốc nguyên tử trên thế giới cam kết không chế tạo thêm vũ khí hạt nhân nữa (bởi vì số lượng vũ khí hạt nhân hiện nay đã đủ sức tiêu diệt thế giới gấp nhiều lần rồi). Sau khi biện pháp hạn chế đã đạt được và có cơ sở vững chắc rồi, các cường quốc nguyên tử có thể tổ chức các cuộc đàm phán tài giảm binh bị nhằm giảm bớt quy mô các kho vũ khí hạt nhân hiện hữu.
Quan điểm hạn chế vũ trang đi ngược lại chiến lược ngăn chặn mà các siêu cường sử dụng xưa nay. Ngăn chặn/ gián chỉ (deterrence) là quan điểm cho rằng đe dọa trả đũa trên quy mô lớn chống lại đòn tấn công của kẻ thù từ lâu là biện pháp hiệu nghiệm nhất nhằm ngăn ngừa bị tấn công. Theo quan điểm này, biện pháp phòng vệ thích hợp nhất là tăng cường vũ trang. Biện pháp này bảo đảm rằng hành động trả đũa sẽ hủy diệt toàn bộ nước tấn công, nên quan điểm ấy được mệnh danh là MAD – tức là lưỡng bại câu thương (mutually assured destruction).
Chiến lược ngăn chặn có hiệu nghiệm không? Câu hỏi này khó lòng giải đáp được bởi vì tình trạng bất khả thực hiện các cuộc nghiên cứu thực nghiệm có kiểm soát trong một thế giới cực kỳ phức tạp như hiện nay. Ngoài ra, trọng tâm của các cuộc nghiên cứu như thế lại là cách cư xử của các thực thể trừu tượng – tức là các quốc gia – trên thực tế hình thành bởi cách cư xử của nhiều cá nhân. Cuối cùng, sau khi biến cố đã xảy ra người ta thường không tài nào biết được các nhà lãnh đạo có sẵn trong tay loại thông tin nào để quyết định các vấn đề chiến tranh và hòa bình.
Mặc dù các khó khăn về mặt lý thuyết như thế, nỗ lực tìm hiểu cặn kẽ các biến cố lịch sử liên quan đến chiến lược ngăn chặn cho thấy nó không hiệu nghiệm lắm trong việc ngăn chặn các cuộc xung đột vũ trang. Chẳng hạn, một phân tích sách lược quân sự trên 2000 năm lịch sử đã khám phá rằng các quốc gia đã chấp nhận quan điểm tăng cường vũ trang là biện pháp ngăn ngừa chiến tranh sau đó dễ bị lôi cuốn vào các cuộc xung đột hơn các quốc gia không chủ trương tăng cường vũ trang. Ngoài ra, dường như tình trạng sẵn có vũ khí trong tay do cuộc chạy đua vũ trang có thể thúc đẩy các nhà làm sách lược dễ dàng chấp nhận hành động quân sự trong các biện pháp chọn lựa của họ so với trường hợp không có sẵn nhiều vũ khí đến thế.
Như vậy, việc tăng cường vũ trang có thể tác động như một lời tiên đoán để tự an ủi: Một quốc gia cần vũ trang để tự vệ, và để đáp ứng nhu cầu kỳ vọng này, sẽ sản xuất và tàng trữ số lượng vũ khí khổng lồ. Sau đó, hậu quả của sự hiện diện các kho vũ khí này làm nảy sinh nhận định rằng sứ dụng vũ khí là một giải pháp thích hợp để giải quyết các cuộc khủng hoang và các tranh chấp về chính sách đối ngoại. Sau cùng, nhận định này làm tăng thêm nguy cơ sử dụng vũ lực, cho đến một thời điểm chín muồi nào đó thảm họa sẽ nổ ra. Như vậy, kỳ vọng ban đầu tăng vũ trang là cần thiết để tự vệ sẽ đưa đến hậu quả sử dụng vũ lực – quả là đi ngược lại kết quả mong muốn vậy.
“… Bởi vì chiến tranh khởi phát từ tâm tư con người, nên chính trong lương tri nhân loại việc bảo vệ hòa bình phải được xây dựng.”
Bất kể tuyên ngôn như thế (của UNESCO ngay sau Thế Chiến II kết thúc), việc nghiên cứu vấn đề hòa bình nói chung vẫn còn ngoài lãnh vực tâm lý học, mà chủ yếu dành cho các nhà khoa học chính trị và các sử gia. Tuy vậy, vẫn có một số lĩnh vực trong đó ngày càng có nhiều nhà tâm lý đang nỗ lực đóng góp vào việc ngăn chặn chiến tranh và cổ vũ hòa bình. Các lĩnh vực nghiên cứu quan trọng nhất là:
. Các nhà tâm lý xã hội đã tìm hiểu cách thức nảy sinh thái độ của chúng ta đối với các nước khác và các thái độ ấy ảnh hưởng ra sao đến cách nhận định của chúng ta về họ. Thí dụ, tại sao thái độ hoàn toàn thù nghịch của người Mỹ đối với Liên Xô trước đây nay lại trở nên thân thiện hơn rất nhiều?
. Các nhà tâm lý chuyên về lãnh vực trí tuệ đã tìm hiểu cách thức hình thành quyết định. Thiên kiến trong các tiến trình trí tuệ có thể khiến cho người ta tính toán sai lạc và quyết định không thích hợp, như cuộc đổ bộ thất bại lên vịnh Con Heo ở Cu Ba vào thập niên 1960 chẳng hạn.
. Cách cư xử của các nhà lãnh đạo quốc gia trong các cuộc khủng hoảng là trọng tâm nghiên cứu của nhiều cuộc khảo cứu. Nhờ tìm hiểu cặn kẽ hơn phản ứng của các vị lãnh đạo ấy đối với các biến cố khác thường, các nhà tâm lý có thể trình bày các khuyến cáo đối với các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
. Các nhà tâm lý phục vụ trong quân đội đã xây dựng chương trình tin cậy nhân sự (Personnel Reliability Program) để đảm bảo rằng những cá nhân phụ trách các loại vũ khí hạt nhân đã được huấn luyện thích hợp và sẽ không có ý đồ sử dụng chúng khi không được lệnh của giới chức có thẩm quyền. Ngoài ra, các nhà tâm lý này cũng đã tìm hiểu một số vấn đề như xác suất xảy ra rủi ro trong các hệ thống điều hành vũ khí trong một số tình huống nhất định.
. Các nhà tâm lý đã chú trọng đến các kỹ năng đàm phán, và về một số khía cạnh còn quan trọng hơn nữa đến việc ngăn ngừa các xung đột quốc tế. Chẳng hạn, các nhà tâm lý đã phác họa các tình huống giả tạo trong đó những người tham dự đóng vai trò các vị lãnh đạo quốc gia đối phó với một cuộc khủng hoảng để nhận diện ra cách sách lược hiệu nghiệm khả dĩ vận dụng được nhằm kết thúc các cuộc xung đột trên thực tế.
. Nhà tâm lý xã hội Morton Deutsch lập luận rằng giáo dục nhằm kiến tạo một thế giới hòa bình phải là một bộ phận cốt yếu trong mọi sinh hoạt học đường của thiếu nhi. Ông đề nghị ngay từ các năm tiểu học, các trường học có thể giảng dạy một số chủ đề nhằm mục tiêu cổ vũ hòa bình. Các chủ đề này bao gồm hướng dẫn rèn luyện tinh thần cộng tác, trong đó các học viên cũng làm việc với nhau để am tường một số thông tin; huấn luyện học sinh giải quyết xung đột; hướng dẫn các biện pháp có tính xây dựng nhằm giải quyết các đề tài gây tranh cãi; và truyền dạy cho học sinh các kỹ thuật đều đình.
Mặc dù các biện pháp tâm lý nhằm ngăn ngừa chiến tranh và cổ vũ hòa bình đang trên đà phát triển, nhưng chúng ít khi được thực thi. Tuy vậy, tương lai đầy hứa hẹn, và nhiều nhà tâm lý đang tiếp tục nghiên cứu để phát minh các biện pháp thay thế cho các biện pháp truyền thống nhằm giải quyết các cuộc xung đột dường như không thể tránh được giữa các quốc gia và giữa các nhóm chủng tộc, tôn giáo, và sắc tộc thiểu số.
– Tâm lý học giao lưu văn hóa (cross–cultural psychology) là một chuyên ngành tâm lý nhằm tìm hiệu các đặc điểm tương đồng và dị biệt về chức năng tâm lý giữa các nền văn hóa và các nhóm chủng tộc khác biệt nhau.
– Các nền văn hóa khác biệt nhau về mức độ ưu thắng của các định hướng giá trị theo chủ nghĩa tập thể (collectivism) và cá nhân chủ nghĩa (individualism).
– Nhận định của con người về kẻ thù thường bị sai lạc về một số mặt.
– Biện pháp đối phó với bọn khủng bố bắt giữ con tin có thể bao gồm sử dụng vũ lực thương lượng để cứu tính mệnh con tin bằng mọi giá, khước từ thương lượng với bọn khủng bố, hoặc chấp nhận giải pháp trung dung.
– Tuy tin rằng cuộc chiến tranh nguyên tử rất có thể nổ ra, nhưng con người ít có hành động cụ thể để ngăn ngừa.
1/... là quan điểm tho rằng hạnh phúc của tập thể quan trọng hơn phúc lạc cá nhân. Ngược lại,... cho rằng sự khẳng định bản thân, tính độc đáo, ý chí tự do, và giá trị của cá nhân là điều kiện chủ yếu.
2/ Con người sống trong các xã hội theo chủ nghĩa tập thể thường quy trách nhiệm thành tích học tập của họ cho các nhân tố hoàn cảnh có tính nhất thời, như mức độ nỗ lực học tập chẳng hạn. Đúng hay sai?...
3/ Một trong các quan tâm quan trọng nhất của bọn khủng bố là:
a) Nhận tiền chuộc để đổi lấy điều kiện phóng thích con tin.
b) Đi phi cơ khỏi tốn tiền.
c) Thuyết phục thêm nhiều người gia nhập nhóm khủng bố
d) Sự chú ý của giới truyền thông.
4/ Ralph White đã lập luận rằng ngộ nhận kẻ thù có thể ảnh hưởng đến các quyết định trong các thời điểm xảy ra xung đột. Hãy nêu ra ba ngộ nhận khả dĩ.
5/ Quan điểm cho rằng đòn tấn công của kẻ thù có thêm ngăn chặn bởi đe dọa trả đũa gọi là...
Thẻ từ khóa: Tâm Lý Học Căn Bản, Tâm Lý Học Căn Bản pdf, Tâm Lý Học Căn Bản ebook, Tải sách Tâm Lý Học Căn Bản