Tạo Ra Thông Điệp Kết Dính
Chuyên mục: Marketing-Bán hàng
Tạo Ra Thông Điệp Kết Dính
Dù là CEO hay một bà mẹ cả ngày lo chuyện nội trợ, bạn luôn có những ý tưởng cần truyền đạt: một sản phẩm mới sắp ra mắt thị trường, một chiến lược bạn muốn dạy con trẻ. Nhưng thật khó - vô cùng và cực kỳ khó - thay đổi cái cách mà mọi người vẫn luôn suy nghĩ và hành động.
Trong cuốn sách này, bạn sẽ học được sáu thuộc tính cốt yếu của một ý tưởng kết dính:
- Đơn giản: Đâu là cách lột trần một ý tưởng đến tận cốt lõi của nó mà không biến nó thành một kiểu đơn điệu thô lậu tối nghĩa?
Đơn giản= cốt lõi + cô đọng…
Tận dụng những thứ sẵn có.
- Bất ngờ: Đâu là cách thu hút sự chú ý của người khác… và giữ sự chú ý đó?
Phá vỡ cổ máy phỏng đoán… Lý thuyết lỗ hổng của tính hiếu kỳ.
- Cụ thể: Đâu là cách giúp mọi người hiểu được ý tưởng của bạn và nhơ được nó sau một thời gian dài?
Dạy phép trừ với ít tính trừu tượng hơn… Lý thuyết khoá dán Velcro của trí nhớ....
Có thể trước đây bạn đã nghe qua câu chuyện Vụ Trộm Thận. Có hàng trăm phiên bản câu chuyện này đang được lưu hành, và tất cả đều có chung cốt truyện gồm ba yếu tố: (1) đồ uống bị bỏ thuốc, (2) bồn tấm đầy nước đá, và (3) đoạn kết của vụ trộm thận. Có một phiên bản khác kể về một người đàn ông đã có gia đình, anh ta nhận đồ uống bị bỏ thuốc từ cô gái làng chơi mà anh đưa về phòng mình ở Las Vegas. Đó là một vở kịch mang tính giáo dục đạo đức có hình ảnh của những quả thận. Giả sử bạn gập sách lại ngay lúc này, thư giãn trong một giờ đồng hồ, sau đó gọi cho một người bạn và kể lại câu chuyện.
Khả năng rất cao là bạn có thể kể lại nó gần như hoàn hảo mà không cần đọc lại. Bạn có thể quên mất chi tiết người đàn ông đến Thành phố Atlantic để dự “một cuộc họp quan trọng với các khách hàng” - ai cần quan tâm đến chi tiết ấy? Nhưng chắc hẳn bạn sẽ nhớ hết thảy những tình tiết quan trọng.
Vụ Trộm Thận là một câu chuyện “kết dính". Chúng ta hiểu, nhớ và có thể kể lại nó. Và nếu chúng ta tin rằng đó là một câu chuyện có thật, hành vi của chúng ta có thể sẽ phải thay đổi - ít nhất là về chuyên nhận thức uống từ một người lạ mặt xinh đẹp nào đó.
Hãy thử so sánh câu chuyện Vụ Trộm Thận với đoạn văn sau, trích từ văn kiện của một tổ chức phi lợi nhuận: “Việc xây dựng cộng đồng một cách toàn diện tự thân nó phù hợp với nguyên tấc lợi nhuận-trên-đầu tư và có thể được tạo mẫu dựa trên thực tiễn có sẵn,” đoạn văn mở đầu như thế và rồi tiếp tục tranh luận rằng “[một] nhân tố kiềm chế dòng chảy các nguồn lực đổ vào các CCI là việc những người gây quỹ thường phải viện tới các yêu cầu về mục tiêu hay loại hình khi thực hiện trợ cấp nhằm đảm bảo khả năng giải trình.”
Bạn thử gập sách lại ngay lúc này, thư giãn trong một giờ đồng hồ. Thực ra, thậm chí đừng thư giãn một giây nào cả; cứ gọi cho một người bạn và kể lại đoạn văn này mà không cần đọc
lại xem.
Liệu so sánh như thế có công bằng không - một huyền thoại thành thị và một đoạn văn tối nghĩa điển hình? DI nhiên là không. Nhưng đây chính là lúc câu chuyện trở nên thú vị: Hãy nghĩ về hai ví dụ trên như hai cực của một quang phổ biểu diễn mức độ dễ nhớ. Cái nào nghe có vẻ gần với những giao tiếp bạn phải đối mặt trong công việc hơn? Nếu bạn cũng giống như hầu hết mọi người, chỗ làm của bạn sẽ có xu hướng nghiêng về phía cực tổ chức phi lợi nhuận kia, cứ như thể đó là sao Bắc Đẩu chỉ đường.
Có lẽ điều này là hoàn toàn tự nhiên; một số ý tường cố hữu đã thú vị và một số khác tự thân đã nhàm chán. Một băng trộm nội tạng - cố hữu đã thú vị! Chiến lược tài chính phi lợi nhuận
- tự thân đã nhàm chán! Chúng ta đang tiến đến tranh luận về vấn đề “tự nhiên hay gây dựng” áp dụng cho các ý tưởng: Liệu các ý tưởng vốn sinh ra đã thú vị hay do người ta khiến chúng trở nên thú vị?
Xem nào, đây rõ là một cuốn sách về sự gây dựng.
Vậy phải gây dựng những ý tưởng như thế nào để chúng
thành công trong hiện thực? Nhiều người gặp khó khăn trong việc tìm cách truyền đạt ý tưởng của mình một cách hiệu quả, trong việc tìm cách khiến những ý tưởng của mình tạo nên một sự khác biệt nào đó. Một giáo viên Sinh học bỏ hàng giờ đồng hồ giảng giải về sự phân bào có tơ, và rồi một tuần sau đó chỉ có ba học sinh nhớ được nó là cái gì. Một giám đốc tâm huyết trình bày chiến lược mới trong khi nhân viên nhiệt tình gật đầu tán thành liên tục, và rồi ngày hôm sau người ta lại thấy những nhân viên ngồi ngay hàng đầu vui vẻ triển khai chiến lược củ.
Những ý tưởng tốt thường phải trải qua nhiều khó khăn mới thành công được trong thực tế. Thế mà cái chuyện Vụ Trộm Thận lố bịch cứ lưu truyền năm này qua tháng khác, chẳng cần đến một nguồn lực hỗ trợ nào.
Tại sao? Có phải đơn giản chỉ vì những quả thận bị đánh cắp ăn khách hơn những đề tài khác? Hay liệu ta có thể tạo nên một ý tưởng thực tế và có giá trị một cách hiệu quả như ý tưởng phi thực tế này hay không?
bão hòa gần gấp đôi khuyến cáo hằng ngày. Và 37 gram chất béo bão hòa đó được gói gọn trong một phần bỏng ngô cỡ vừa. Thế thì thử tưởng tượng xem một túi bỏng ngô to sẽ có lượng chất béo bão hòa nhiều đến thế nào.
Silverman nhận ra rằng thách thức anh phải đối mặt là ở chỗ ít người biết được “37 gram chất béo bão hòa” có nghĩa là gì. Hầu hết chúng ta không thể nhớ những khuyến cáo dinh dưỡng hàng ngày của ƯSDA. Và thậm chí nếu trực giác mách bảo chúng ta rằng thế là có hại, chúng ta hẳn vẫn sẽ tự hỏi liệu thế là “rất có hại” (như thuốc lá) hay “có hại bình thường” (như bánh quy hay sửa lắc).
Thẻ từ khóa: Tạo Ra Thông Điệp Kết Dính