Cuốn sách Học Từ Cuộc Sống của tác giả Hữu Hưng mang đến cho bạn đọc các bài học từ cuộc sống:
1. Lúc đáng phải lo nhất chính là lúc vui vẻ nhất, hạnh phúc nhất, lúc mà con người ta tưởng là mọi thứ đang hoàn hảo nhất. Lúc đau buồn nhất, thất vọng nhất hóa ra lại là lúc đáng mừng nhất, lúc chứa chan niềm hy vọng nhất.
2. Tôi cho rằng ông Trời đã viết cho mỗi con người sẵn một kịch bản trước khi người đó được sinh ra. Tai sao ta nghĩ chỉ có con người mới có khả năng viết ra kịch bản, còn ông Trời không thể viết được kịch bản? Nó chẳng khác nào đứa con nói với người bố: "Bố, bố dạy con biết đi, con có thể đi còn bố không thể đi." Trời đất sinh ra con người mà trời đất lại không thể viết được kịch bản, kể cũng hài. Kịch bản của ông Trời dành cho mỗi người rất thú vị, thú vị hơn những nhà viết kịch đại tài nhất thế giới. Các vở kịch của ông Trời có những tình tiết không ai có thể đoán trước được, có những pha gay cấn dật gân không ai có thể tưởng tượng được, có những đoạn kết, những sự an bài, sắp đặt hết sức bất ngờ nhưng cũng hợp tình hợp lý (dưới con mắt của ông Trời).
3. Trong quá trình đi tìm kiếm một tiện ích cho máy tính, vật vã thử nghiệm 3 cái khác nhau rồi lại phải bỏ đi vì không ổn. Đã có lúc thất vọng tự nhủ chẳng nhẽ không có cái nào dùng được hay sao. Cuối cùng đến cái thứ 4 là cái tốt nhất, đạt được đúng mục đích, không rườm rà phức tạp, rất gọn nhẹ đơn giản. Không riêng gì nhiều người Việt làm ăn manh mún chộp giật mà người nước ngoài cũng làm ăn manh mún và chộp giật. Con người vùng trời nào cũng có những đặc tính giống nhau.
Đơn giản chính là đỉnh cao của mọi thứ. Cái gì rối rắm phức tạp là cái không ổn. Sao tìm cái đơn giản lại khó vậy? Cái rối rắm phức tạp, luộm thuộm thì nhiều. Càng rối rắm phức tạp càng dễ bị lỗi, dễ bị hỏng. Đơn giản là đẹp. Liệu bề ngoài đơn giản có phải là dấu hiệu để nhận ra phẩm chất tốt ở bên trong? Liệu điều này có đúng với con người? Người đơn giản nhất là người có tâm hồn đẹp nhất? Người sống đơn giản nhất là người hạnh phúc nhất? Liệu có đúng không? Khả năng đúng là rất cao!
4. Những việc lớn trong cuộc đời như xin việc, lấy vợ, lấy chồng, có con, mua đất, làm nhà... nếu không có Trời giúp thì người ta khó lòng làm được.
5. Tôi tin rằng những năm tới đây mọi thứ sẽ đi theo xu hướng nhỏ là đẹp và đi vào thực chất hơn là hình thức.
6. Con người ta ức chế nhau là từ những cái vặt vãnh, mất lòng nhau là từ những cái nhỏ nhặt, không phải là từ những cái to tát.
7. Lưu manh thì thích lưu manh Hiền lành ở với hiền lành mà thôi
8. Muốn làm lớn phải làm kín đáo, âm thầm, làm lớn mà phô trương, khoe khoang rất dễ bị người khác ghen ghét, đố ký, gièm pha, làm hại. Chính những điều này làm cho cái lớn khó lòng tồn tại và đứng vững được lâu dài.
9. Tiền - Tình là 2 mặt của cùng một đồng xu, chúng luôn đi đôi với nhau, Quan (Quyền) - Quỷ (Ác, âm mưu, ám muội, xui xẻo) cũng là 2 mặt của một đồng xu.
10. Một mối quan hệ cũng là tài sản, là nguồn vốn của mình.
11. Hãy giữ chữ tình để sau này còn nhìn được mặt nhau và biết đâu một ngày nào đó có thể cần đến nhau.
12. Tiền là cái trước mắt, tình (mối quan hệ) là cái lâu dài, có tình (mối quan hệ) thì sẽ có tiền về lâu dài.
13. Làm lớn, quy mô lớn rất dễ bị đổ bể vì nhiều lý do: chi phí tốn kém hơn, dễ bị dèm pha dị nghị. Làm nhỏ, quy nhỏ sẽ đảm bảo được tính kín đáo, linh hoạt và lâu dài. Điều hài hước là càng lớn thì chi quản lý và chi phí hành chính càng cồng kềnh và tốn kém hơn.
14. Đáng khen cho những ai biết nói "Tôi biết số mình không giàu!", biết sức mình và biết số mệnh của mình là điều quan trọng nhất.
15. Quản lý lớn đòi hỏi cái mệnh phải thật vững (bản lĩnh lớn) và sức lực bỏ ra khá nhiều và hao tổn nhiều. Có những người có thể quản lý được 12 tỷ, có người quản lý được 1.2 tỷ là vừa sức. Có người chỉ quản lý được số tiền 1.2 triệu.
16. Nhỏ là đẹp. Đừng kinh thường những cái nhỏ, nhiều cái nhỏ gom lại cũng tương đương với cái lớn, trong khi cái lớn mà phô trương thì rất dễ bị người ta dèm pha. Do vậy thu nhập từ nhiều kinh doanh nhỏ mà kín đáo còn hơn là thu nhập từ một nguồn kinh doanh lớn mà phô trương.
Thẻ từ khóa: Học Từ Cuộc Sống