Quản Trị Dựa Vào Tri Thức
Chuyên mục: Kinh tế - Quản lý
Cuốn sách Quản Trị Dựa Vào Tri Thức mở rộng và bổ sung cho lý thuyết dựa trên tri thức hiện có, và nghiên cứu thực tế tại 10 doanh nghiệp đa quốc gia thành công của Nhật Bản như Honda, Toyota, Canon, Eisai... Cuốn sách khảo sát việc quản lý tri thức như là một khái niệm toàn cầu và phù hợp với bất kỳ công ty nào muốn phát triển thịnh vượng và phồn vinh trong nền kinh tế toàn cầu. Và nhờ vào mô hình kinh tế và mô hình doanh nghiệp "dựa vào tri thức" này nà nhiều công ty và một số quốc gia đã, đang và sẽ tiếp tục dẫn đầu.
Hiện nay đang có một sự thay đổi lớn hướng đến nền kinh tế dựa trên tri thức (nền kinh tế tri thức), nơi tri thức là nguồn lực quan trọng nhất, thay chỗ cho những nguồn lực quản lý truyền thông như đất đai, vốn và nhân lực.
Sự xuất hiện của quản lý tri thức
Nếu cách đây 40 năm có người đứng tại Philadelphia này để nói chuyện với khán thính giả về quản lý tri thức, người đó sẽ nhận được những cái nhìn lạ lẫm. Để có sức lôi kéo, cuộc nói chuyện phải chuyển dần sang chủ đề về quản lý nghiên cứu và phát triển công nghiệp, vì đó là chuyên mục mà mọi người có thể nói về quá trình phát triển sản phẩm mới. Năm 1967, giáo sư Edwin Mansfield của trường Wharton đã dành 5 đến 10 năm cho chương trình nghiên cứu học thuật nghiêm túc sớm nhất với mục tiêu cải thiện sự hiểu biết về đổi mới công nghệ và bản chất của việc nghiên cứu doanh nghiệp công nghiệp tại Mỹ (Mansfield, 1968). Từ sau công trình nghiên cứu học thuật đó, đã có sự hiểu biết sâu sắc về bản chất của những dự án nghiên cứu công nghiệp, các chi phí nguồn lực cần thiết ở “các giai đoạn” khác nhau của quá trình R&D, bản chất của những rủi ro kỹ thuật và thị trường khi đổi mới công nghệ, vai trò của các bằng sáng chế tạo ra những khả năng thay thế, chi phí của những giải pháp thay thế bằng sáng chế, và các nhân tố chi phối sự đa dạng của chi phí cho R&D bên trong các ngành.
Khoảng năm 1980, đề tài nghiên cứu này có tiếng vang lớn trên trường quốc tế. Nhiều nghiên cứu quan trọng về chuyển giao công nghệ quốc tế và tổ chức nghiên cứu toàn cầu đã được hoàn thành. Công trình này đã cho thấy vai trò của R&D từ nước ngoài lúc đó hầu như đã tiến tới thích nghi với các thị trường địa phương.
Tham khảo thêm: Dầu Mỏ, Tiền Bạc Và Quyền Lực
Tham khảo thêm: Search Inside Yourself - Tìm Kiếm Bên Trong Bạn
Tham khảo thêm: Những Quy Tắc Để Giàu Có
Tham khảo thêm: 17 Nguyên Tắc Vàng Trong Làm Việc Nhóm
Tham khảo thêm: Thị Trường Hối Đoái
Thẻ từ khóa: Quản Trị Dựa Vào Tri Thức, Quản Trị Dựa Vào Tri Thức pdf