Mật mã - Từ cổ điển đến lượng tử
Chuyên mục: Khoa Học - Kỹ Thuật
Cuốn sách Mật mã - Từ cổ điển đến lượng tử của tác giả Simon Singh do Phạm Văn Thiều - Phạm Thu Hằng biên dịch cho ta thấy một bức tranh về việc sử dụng mật mã để mã hóa thông tin từ thời cổ xưa cho đến những bước tiến hóa như hiện nay.
Trong hàng ngàn năm, vua chúa cũng như các tướng lĩnh đều dựa vào mạng lưới thông tin liên lạc hiểu quả để cai trị đất nước và chỉ huy quân đội của mình. Đồng thời, tất cả họ đều ý thức được những hậu quả của việc để lọt thông tin của mình vào tay đối phương, để lộ những bí mật quý giá cho các nước thù địch cũng như hậu quả của sự phản bội cung cấp thông tin sống còn cho các lực lượng đối kháng.
Chính nỗi lo sợ bị kẻ thù xem trộm đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của mật mã: đó là những kỹ thuật nhằm che giấu, ngụy trang thông tin, khiến cho chỉ những người cần được nhận mới có thề đọc được.Mong muốn giữ bí mật đã khiến các quốc gia thiết lập những cơ quan mật mã, có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho thông tin liên lạc bằng việc phát mình và sử dụng những mật mã tốt nhất có thể được. Trong khi đó, những người phá mã của đối phương cũng lại cố gắng để giải mã và đánh cắp những bí mật. Người giải mã là những nhà "giả kim thuật" về ngôn ngữ, một nhóm người bí ẩn chuyên tìm cách phỏng đoán những từ ngữ có nghĩa từ những ký hiệu vô nghĩa.
Lịch sử của mật mã là câu chuyện về cuộc chiến kéo dài hàng thế kỷ giữa người lập mã và người giải mã, cuộc chạy đua vũ khí trí tuệ đã có tác động rất to lớn đến tiến trình của lịch sử.Khi viết cuốn Mật mã này, tác giả có hai mục đích chính. Một là nhằm phác họa sự tiến hóa của mật mã. Từ tiến hóa dùng ở đây là hoàn toàn thích hợp vì sự phát triển của mật mã cũng có thể coi là một cuộc đấu tranh tiến hoá.
Tả giả Simon Singh ông là ai?
Simon Singh sinh năm 1964, tác giả cuốn sách, là tiến sĩ vật lí người Anh gốc Ấn Độ. Ông là một nhà khoa học tài năng và đã từng có nhiều đóng góp đáng kể trong việc phổ biến khoa học dưới nhiều hình thức: từ viết sách đến tham gia làm phim tài liệu khoa học. Ngoài cuốn The Code Book, trước đó ông còn là tác giả một cuốn sách khá nổi tiếng Fermat’s Last Theorem (Định lí cuối cùng của Fermat), và chính ông cũng là đạo diễn bộ phim tài liệu cho chuyên mục Horizon của BBC (chuyên mục nói về lĩnh vực khoa học công nghệ) về đề tài định lí Fermat này.
Ban đầu, người ta chỉ nghĩ ra những loại mật mã đơn giản, đủ để che giấu nội dung thông tin. Kiểu như xáo trộn vị trí các chữ cái, hay là thay thế chữ cái này bằng một chữ cái khác, v.v.. Nhưng chẳng bao lâu sau thì những loại mật mã thế này đều bị các nhà giải mã phá được. Thế là có sự liên tục đổi mới trong cách tạo mã tạo ra một cuộc chiến trường kì giữa những nhà tạo mã và những nhà giải mã. Có người giải mã ra được thì bắt đầu nảy sinh tìm loại mật mã mới, và khi một loại mật mã mới ra đời thì các nhà giải mã lại phải lao đầu vào nghĩ cách hóa giải. Thậm chí người ta phải lập ra những đội ngũ chuyên nghiệp chỉ để làm công việc giải mã thông tin của đối phương.
Thẻ từ khóa: Mật mã - Từ cổ điển đến lượng tử, Mật mã - Từ cổ điển đến lượng tử download, Mật mã - Từ cổ điển đến lượng tử pdf, Mật mã - Từ cổ điển đến lượng tử ebook, Tải sách Mật mã - Từ cổ điển đến lượng tử, Download sách Mật mã - Từ cổ điển đến lượng tử