Chúa Giê-Su là ai - Giảng dạy những gì
Chuyên mục: Phật giáo - Tâm linh
Chúa Giê-Su là ai – Giảng dạy những gì – Trần Chung Ngọc
Người dân Việt, với bản chất hiền lành, mộc mạc, “dĩ hòa vi quý”, không bao giờ muốn gây sự hiềm khích giữa các khối dân chúng có tín ngưỡng khác nhau. Hệ thống tín ngưỡng của Việt Nam, trong tinh thần Tam Giáo (Thích, Nho, Lão) Đồng Nguyên, là một hệ thống chiết trung, nghĩa là không bám chặt vào một tín ngưỡng hay một hệ thống tư tưởng chuyên biệt nào, thể hiện một tinh thần bao dung, không có tính cách loại trừ. Cho nên, rất có thể có những người không đồng ý với công việc nghiên cứu của tôi: đưa ra những sự thật về Ki-Tô giáo, cho rằng như vậy chỉ gây chia rẽ tôn giáo. Tôi thông cảm và tôn trọng ý kiến của họ. Ý kiến trên bắt nguồn từ một tình cảm cao quý cá nhân, nhưng đặt không đúng chỗ, vì tình cảm này không xét đến ảnh hưởng của tôn giáo trên mọi vấn đề xã hội, nhất lại là một tôn giáo ngả nhiều về chính trị và xã hội thế tục như Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo Rô-Ma nói riêng. Kinh nghiệm Việt Nam trong thời Pháp thuộc và trong 9 năm dưới chính quyền Ca-Tô Ngô Đình Diệm ở miền Nam có thể cho chúng ta nhận rõ vấn đề: Ca-Tô Giáo chỉ chiếm 7% dân chúng nhưng được hợp thức hóa là một tôn giáo trong khi Phật Giáo, chiếm khoảng 80% dân chúng, chỉ được coi như là một hiệp hội, và do đó về pháp lý không khác gì một hội như hội quần vợt.
Nhìn rõ vấn đề tôn giáo trong xã hội, học giả Paul Blanshard đã viết như sau trong cuốn Nền Tự Do Của Mỹ và Quyền Lực Ca-Tô (American Freedom and Catholic Power), trang 4, như sau:
“Anh không bao giờ nên chỉ trích tôn giáo của người khác”, cái giáo lý nghe có vẻ vô hại đó, phát xuất từ những tình cảm cao quý, nhưng thật là nguy hại cho lối sống dân chủ. Nó không để ý đến bổn phận phải bênh vực sự thật trong mọi ngành tư duy của mọi công dân tốt. Nó không xét đến sự kiện là phần lớn cái mà con người gọi là tôn giáo cũng là chính trị, lành mạnh xã hội và kinh tế. Giữ yên lặng về “tôn giáo của người khác” có thể đưa đến nền y tế hạng hai, nền giáo dụcthấp kém, và chính quyền phản dân chủ.”
(You should never criticize another man’s religion”, that innocent- sounding doctrine, born of the noblest sentiments, is full of danger to the democratic way of life. It ignores the duty of every good citizen to stand for the truth in every field of thought. It fails to take account of the fact that a large part of what men call religion is also politics, social hygiene and economics. Silence about “another man’s religion” may mean acquiescence in second-rate medicine, inferior education and anti democratic government.)
Mặt khác, về vấn đề chia rẽ tôn giáo, nếu chúng ta nhìn kỹ lịch sử thì chúng ta sẽ thấy rằng, trong mấy trăm năm nay, từ khi Ca-Tô giáo Rô- ma du nhập Việt Nam, và cho tới tận ngày nay, sự chia rẽ tôn giáo không phát xuất từ đại khối dân tộc, mà từ một tín ngưỡng thuộc thiểu số, vào khoảng 7% dân số: tín ngưỡng Ca-Tô, dựa trên thế lực ngoại bang và cường quyền. Lịch sử Việt Nam, từ khi Ca-Tô Giáo du nhập Việt Nam năm 1533, trong thời Pháp thuộc, và trong 20 năm, từ 1955 đến 1975, ở miền Nam Việt Nam, đã chứng tỏ như vậy. Thật vậy, chính Linh mục Lương Kim Định cũng phải thú nhận trong cuốn Cẩm Nang Triết Việt, trang 57, rằng:
“…sự truyền đạo Thiên Chúa vào Việt Nam…đã đưa đến sự chia khối dân tộc đang thống nhất thành hai phe lương giáo làm cho sự liên lạc giữa đôi bên trở nên nhức nhối đầy e dè nghi kỵ. Đấy là một tai nạn lịch sử mà thời gian tuy có giảm đi nhưng xem ra không sao xóa sạch được.” Không nhức nhối và e dè nghi kỵ làm sao được khi mà tín đồ Ca-Tô tỉnh ngộ Charlie Nguyễn đã phải đau lòng viết sách tố cáo tinh thần nô lệ của Hội Đồng Giám Mục Ca-Tô Việt Nam, và nêu lên sự kiện là cho tới tận ngày nay, trong các sách bổn, kinh cầu nguyện, kinh nhựt khóa của giáo dân Ca-Tô Việt Nam v..v.., vẫn còn chứa những câu có tính cách xúc phạm đến toàn thể dân tộc Việt Nam, đến ông bà tổ tiên chúng ta, đến Phật Giáo và tất cả những tôn giáo khác v..v.., những câu như: “Kẻ dữ là kẻ chẳng có đạo”; “Xin Chúa đoái thương dân tộc Việt Nam đang còn ngồi trong bóng tối tăm ngoại giáo”; “..đang ở nơi tối tăm thờ lạy bụt (Phật)thần ma quỉ”; “Ông Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-e phá tan đạo Bụt Thần”; “Ông Thánh Phan-xi-cô Xa-vi-e là lịnh rao truyền tiếng Đức Chúa Thánh Thần cho những dân mọi rợ.” v..v.. (Xin đọc “Công Giáo: Huyền Thoại Và Tội Ác”, và “Công Giáo Trên Bờ VựcThẳm” của Charlie Nguyễn, Giao Điểm xuất bản, 2001)
Khi xưa, nấp dưới bóng thực dân Pháp, và dưới hai chế độ Ca-Tô ở miền Nam, sự hiện hữu của những bản kinh này thật là dễ hiểu, vì cường quyền và bạo lực đã thắng công lý. Nhưng ngày nay, nước nhà đã độc lập và thống nhất, sự hiện hữu của những bản kinh trên trong một dân tộc mà Ca-Tô giáo chỉ chiếm 7% dân số thì thực là một điều khó hiểu. Đối với tôi thì, vì hiểu rõ bản chất của Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo Rô-ma nói riêng, nên tôi chẳng chấp vào những điều huênh hoang hung hăng cuồng tín bắt nguồn từ vô minh và ảo tưởng kiêu căng vô lối, hỗn xược của đám người nô lệ trong giáo hội Ca-Tô Việt Nam. Nhưng đối với đại khối dân tộc thì sao? Ai đã chia rẽ tôn giáo ở đây? Chắc chắn không phải là những người viết sách đưa ra những sự thực lịch sử của Ca Tô Giáo Rô-Ma, đặc biệt là Ca-Tô Giáo Rô-Ma tại Việt Nam, hay lịch sử Tin Lành.
Đưa ra những sự kiện lịch sử về Ki-Tô Giáo không có nghĩa là gây chia rẽ tôn giáo, chống Ki-Tô giáo, hay gây hận thù giữa những khối dân tộc có tín ngưỡng khác nhau. Sự thật là sự thật, sự thật không có tính cách bè phái và tuyệt đối không thiên vị. Lương tâm trí thức của bất cứ người Việt Nam nào quan tâm đến vấn đề tôn giáo là phải tôn trọng sự thật trong các tôn giáo, bất kể sự thật đó như thế nào. Trong thời đại này, chúng ta phải có can đảm đối diện với sự thật dù sự thật đó không hợp ý ta hay mang đến cho chúng ta ít nhiều phiền muộn.
Với quan niệm như vậy tôi đã không ngần ngại dấn thân vào làm một công việc mà tôi biết rằng bạc bẽo và không có ích lợi cho bản thân: đó là nghiên cứu và đưa ra những sự thật về Ki Tô Giáo, những sự thật mà các tín đồ Ki Tô Giáo Việt Nam cũng như những người phi-Ki-Tô rất ít biết đến, do hoàn cảnh lịch sử của nước nhà trong hơn 100 năm nay. Chúng ta cần phân biệt rõ ràng giữa những sự thật, kết quả nghiên cứu của những bậc thức giả có uy tín nhất trong Ki Tô Giáo cũng như trong môi trường trí thức đại học Âu Mỹ, và những điều xuyên tạc cố ý với ý định hạ thấp hay bôi nhọ tôn giáo.
Tôi không chủ trương gây hận thù hay chia rẽ, nhưng tôi quan niệm rằng sự mở mang dân trí là điều kiện tất yếu của sự tiến bộ quốc gia, và sự hòa hợp trong các khối dân tộc chỉ có thể có khi chúng ta hiểu rõ tín ngưỡng của nhau và tìm những phương cách để cùng nhau chung sống trên đất nước thân yêu của chúng ta. Hận thù và chia rẽ bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết chứ không từ sự hiểu biết những sự thực tôn giáo. Sự hòa hợp tôn giáo trong các nước văn minh tiến bộ Âu Mỹ, nơi đây có vô số những sách viết về mọi tôn giáo, là một tấm gương để chúng ta soi vào.
Tôi không chống cá nhân những người theo Ki Tô Giáo, Ca-Tô cũng như Tin Lành. Đối với tôi, không có lý do gì để chống họ, nhất là chỉ vì họ đi theo một tôn giáo hợp với sở thích của họ. Tuy nhiên, trong thời đại này, những sự thực lịch sử cũng như giáo lý của tôn giáo, bất kể là tôn giáo nào, cần phải được trình bày rõ ràng để cho người dân biết đâu là sự thực. Đưa ra những sự thật về tôn giáo để nhận rõ đâu là nguồn gốc khổ đau cũng như đâu là nguồn gốc hạnh phúc mà tôn giáo đã mang đến cho nhân loại, ít ra là trong vài ngàn năm qua, tôi cho là một điều cần thiết.
Tham khảo thêm: Phân tâm học và tôn giáo
Tham khảo thêm: Big Bang và vũ trụ quan Phật giáo
Tham khảo thêm: Tâm lý học phật giáo
Tham khảo thêm: Vấn Đáp Phật Giáo
Tham khảo thêm: Trái Tim Thiền Tập
Thẻ từ khóa: Chúa Giê-Su là ai - Giảng dạy những gì, Chúa Giê-Su là ai - Giảng dạy những gì pdf, Chúa Giê-Su là ai - Giảng dạy những gì ebook, Tải sách Chúa Giê-Su là ai - Giảng dạy những gì