Bí ẩn của Phong Thủy - Vương Ngọc Đức
Chuyên mục: Tử vi, tướng số
Văn hóa Trung Hoa được người trong và
ngoài nước ngưỡng mộ không chỉ vì sự lâu đời, phong phú, mà còn do tính
chất thần bí sâu đậm của nó. Nói thần bí, là bởi nó có ý thần kỳ và bí
ẩn. Những văn hóa mang màu sắc thần bí, đều có thể gọi là văn hóa thần
bí. Những thứ liên quan đến tam hoàng ngũ đế, hậu phi thê thiếp, thái
giám ngoại thích, thuật sĩ thầy đồng, ẩn sĩ tiên nhân, thiện nam tín nữ,
bang hội môn phái, tam giái cửu hưu, tâm phần ngũ điển, mật tịch cấm
thư, chiêm tinh phong thủy,... tất cả đều là văn hóa thần bí.
Phong thủy luôn được coi là một trong những bộ phận cấu thành nên văn hóa truyền thống Á Đông và khá phổ biến trong dân gian. Người xưa nói: "Nhất mệnh nhị vận tam phong thủy, tứ tích âm công ngũ độc thư", nghĩa là "Thứ nhất là mệnh, thứ nhì là vận, thứ ba là phong thủy, thứ tư là tích âm công và thứ năm là đọc sách". Ba cái đầu là thiên định, hai cái sau là con người tạo ra. Tác dụng của phong thủy được cho là thiên định, vượt xa thuyết đọc sách thay đổi vận mệnh.
Phong thủy đã từng hòa vào đời sống xã hội, trở thành bộ phận quan trọng trong đời sống dân gian. Từ đế vương, quan tướng đến bách tính thường dân, từ hoàng cung đình viện đến trong ngõ ngoài phố, dường như ai ai cũng có mối quan hệ với phong thủy. Bất kể là lựa chọn địa điểm, bố cục thủ đô, thiết kế xây dựng thành phố, hay là tìm vị trí, lấy hướng âm trạch, dương trạch hoặc bày biện đồ gia dụng, tất cả đều cần tìm người xem phong thủy, tính vận trình để có thể thuận theo Thiên - Nhân hợp nhất, tránh hung đón lành.
Từ "Phong thủy" này có nguồn gốc từ sách "Táng thư” của Quách Phác thời Ngụy Tấn. Trong sách, Quách Phác đã định nghĩa về phong thủy rằng: "An táng tức là tàng ẩn, là thuận thừa sinh khí... Khí phân tán thuận theo phong (gió), thủy (nước) ngăn cách thì dừng, người xưa tụ khí lại khiến nó không tán, làm cho khí dừng lại, do đó gọi là phong thủy".
Khái niệm "khí" mà Quách Phác đề ra rất đơn giản rõ ràng là thể hiện ngoại hình rút ra từ hai nguyên tố phong (gió) và thủy (nước) để nhận thức khí đến và dừng tụ. Vì sách "Táng thư" lần đầu tiên đề cập đến từ "phong thủy", và đặt định kết cấu lý luận cho phong thủy, do đó nó được coi là thủy tổ của phong thủy.
Bằng việc vận dụng các quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, với thái độ khách quan khoa học, Tác giả Vương Đức Ngọc đã biên soạn cuốn sách "Bí ẩn của phong thủy" để chỉ ra những nhân tố hợp lý cán kế thừa trong số các kinh nghiệm và tri thức của người xưa để lại trong các thuật Phong thủy, Trạch cát, Quyền ma, Chiêm tinh, Chiêm mộng đồng thời cũng chỉ ra các điểm vô lý mê tín dị đoan, các lý luận mâu thuẫn và phản khoa học trong các hiện tượng đó.
Thẻ từ khóa: Bí ẩn của Phong Thủy - Vương Ngọc Đức