Cách Người Nhật Xây Dựng Mối Quan Hệ
Chuyên mục: Sách kỹ năng sống
Bằng trải nghiệm thực tế của một người có nhiều năm kinh nghiệm làm tổ chức sự kiện và xây dựng cho mình được mạng lưới quan hệ rộng lớn và vững chắc, thông qua cặp hình tượng “Người cha có quan hệ rộng – Người cha không có quan hệ rộng”, tác giả Kawashita Kazuhiko trình bày chi tiết các bước và phương cách để tạo dựng mạng lưới quan hệ và lợi ích của mạng lưới này trong việc đạt đến thành công trong cả cuộc sống cá nhân lẫn công việc.
Một số trích dẫn hay trong cuốn “Cách người Nhật xây dựng mối quan hệ”:
“Một ngày nọ, Phật Thích ca xuyên qua hồ sen ở miền cực lạc nhìn xuống dưới địa ngục. Lúc đó, trong số nhiều người phạm nhân, có một người đàn ông tên Kandata.
Kandata kiếp trước là một kẻ cướp đã gây ra nhiều tội ác nhưng hắn đã có một lần từ bỏ ý định đạp chết một con nhện nhỏ bé.
Phật thích ca nhớ về điều đó nên đã ném cho Kandata một sợi dây mạng nhện để dẫn Kandata từ địa ngục về với miền cực lạc.
Kandata nắm lấy sợi dây mạng nhện và bắt đầu leo về phía miền cực lạc.
Thế nhưng, leo được một lúc thì Kandata nhận ra rằng có vô số kẻ phạm nhân khác đang leo theo phía sau mình. Lo sợ sợi dây mạng nhện sẽ đứt, Kandata gào lên “Xuống đi! Xuống đi!”
Hắn vừa dứt lời thì sợi dây mạng nhện đứt, Kandata rơi trở lại xuống địa ngục”
Mỗi khi nghĩ về mối quan hệ, tôi thường nghĩ đến cảnh tượng Kandata đang leo trên sợi dây mạng nhện mà Phật Thích ca đã thả xuống.
***
Nếu có thời gian để ghen tị thì sao không tự tạo “mối quan hệ” cho bản thân mình
Người quen xin được vào làm trong một công ty danh tiếng nhờ có bạn thời đại học làm ở phòng nhân sự của công ty đó. “Chơi xấu! Nhờ người quen mới vào được!”
Một người bạn chỉ cần một cú điện thoại “Bố mẹ tôi thường đến lắm”, là có thể đặt được bàn ở nhà hàng nổi tiếng mà không phải ai cũng đặt được bàn. “Chơi xấu! Nhờ vào bố mẹ cả thôi!”
Công ty đối thủ thắng được dự án mà lý do là bởi hai bên trưởng phòng là bạn cũ của nhau. “Chơi xấu! Cứ tranh thắng thua một cách đường đường chính chính đi chứ!”
Các bạn chắc đều đã trải qua những tình huống như thế này rồi.
Mọi người thường cho rằng những trường hợp kể trên là những chuyện bất công. Thế nhưng sự thật là từ xưa đến nay những người có được “nhiều mối quan hệ” thì sẽ có cuộc sống dễ dàng hơn.
Mỗi người sinh ra và lớn lên trong những hoàn cảnh khác nhau. Điều đó có nghĩa là ngay từ đầu cuộc đời đã không công bằng. Mặc dù vậy, dù có ghen tị hay phê phán những người có “mối quan hệ” cũng không tạo ra được “mối quan hệ” cho bản thân mình và mình cũng chẳng được hạnh phúc hơn.
Vì vậy, tốt hơn hết là đừng tiếp tục cho rằng “mối quan hệ” đồng nghĩa với không công bằng, mà hãy tự tạo ra “mối quan hệ” cho chính mình.
Có được “mối quan hệ” thì có thể bạn sẽ có được công việc như mong muốn, có thể đến được những nhà hàng nổi tiếng.
Và có thể thắng được dự án!
Bạn có nghĩ như vậy không?
Tôi không sinh ra trong một gia đình giàu có và cũng chẳng lớn lên trong giới thượng lưu. Thế nhưng, cuộc đời đã rất nhiều lần dạy tôi rằng trong cuộc sống, mà nhất là trong công việc, những “mối quan hệ” là thứ vũ khí lợi hại nhất, và dần dần, một cách tích cực, tôi nhận ra rằng mình cần phải tự tạo “mối quan hệ” cho chính mình.
Thông qua cuốn sách này, tôi muốn giới thiệu đến các bạn cách để tạo những mối quan hệ có lợi cho công việc, dựa trên những trải nghiệm của chính bản thân tôi.
“Những mối quan hệ sẵn có” và “những mối quan hệ phát sinh sau”
Ở Nhật, khi nói đến “kone” (mối quan hệ), đại đa số mọi người sẽ nghĩ đến những hành động không công bằng, như được thể hiện trong các cách nói “mối quan hệ của cha mẹ”, “vào công ty bằng quan hệ”.
Tuy nhiên, “kone” là chữ viết tắt của “connection” với ý nghĩa rộng hơn là mối quan hệ, mối liên kết.
Thực tế là, ở các nước khác mà trước tiên là Mỹ, “mối quan hệ” cũng được xem là thực lực, thậm chí việc tạo mối quan hệ rất được tán dương.
Cho dù là bạn dị ứng với “con ông cháu cha”, nhưng ai cũng phải thừa nhận rằng chúng ta nên có những mối quan hệ, mối liên kết với mọi người và các tổ chức.
Vì vậy, lập trường của quyển sách này là chúng ta không cần thiết phải phủ định hoàn toàn về “mối quan hệ”.
Tôi cho rằng có hai loại mối quan hệ là “những mối quan hệ sẵn có” và “những mối quan hệ phát sinh sau”. “Những mối quan hệ sẵn có” dĩ nhiên là những mối quan hệ tồn tại sẵn từ khi ta sinh ra, và “những mối quan hệ phát sinh sau” là những mối quan hệ ta có được trải qua quá trình sống.
Không phải là vì mối quan hệ (kone) và tiền (kane) có phát âm tương tự nhau, nhưng hãy thử thay mối quan hệ (kone) bằng tiền (kane) và thử suy nghĩ xem sao nhé.
Ví dụ, một người sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có, người đó sẽ có rất nhiều “tiền sẵn có”. Tuy nhiên, mọi người ai cũng hiểu rằng, dù có ghen tị với người đó thì bản thân mình cũng không có thêm nhiều tiền được. Vì vậy, hầu hết mọi người đều cố gắng làm việc để có được “tiền phát sinh sau”.
Cũng tương tự như thế, bởi vì dù có buồn bã vì bản thân không có “những mối quan hệ sẵn có” thì ta cũng không có thêm được mối quan hệ nào, cho nên ta phải tự tạo ra “những mối quan hệ phát sinh sau” cho bản thân.
Mặc dù vậy, dù cho có sinh ra trong gia đình cực kỳ giàu có, nếu chỉ biết ỷ lại vào “tiền bạc sẵn có” thì sớm muộn gì ta cũng tiêu xài hết cả gia sản của bố mẹ. Cũng giống như vậy, dù ta có sinh ra trong giới thượng lưu, nếu ta cứ mãi chỉ là những kẻ ăn bám thì sớm muộn gì ta cũng đánh mất ánh hào quang của bố mẹ.
Không chỉ là ghen tị một cách đáng xấu hổ với những người có mối quan hệ, mà điều quan trọng là chúng ta cần sớm nhận ra rằng chúng ta có thể tự tạo ra mối quan hệ cũng giống như tiền bạc và tiến tới để đạt được điều đó.
Có mối quan hệ là có tất cả
Chuyển sang câu chuyện khác, các bạn có biết tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Akutagawa Ryūnosuke mang tên “Mạng nhện”?
Tóm tắt tác phẩm “Mạng nhện”
Một ngày nọ, Phật Thích ca xuyên qua hồ sen ở miền cực lạc nhìn xuống dưới địa ngục. Lúc đó, trong số nhiều người phạm nhân, có một người đàn ông tên Kandata.
Kandata kiếp trước là một kẻ cướp đã gây ra nhiều tội ác nhưng hắn đã có lần từ bỏ ý định đạp chết một con nhện nhỏ bé.
Phật Thích ca nhớ về điều đó nên đã ném cho Kandata một sợi dây mạng nhện để dẫn Kandata từ địa ngục về với miền cực lạc.
Kandata nắm lấy sợi dây mạng nhện và bắt đầu leo về phía miền cực lạc.
Thế nhưng, leo được một lúc thì Kandata nhận ra rằng có vô số phạm nhân khác đang leo theo phía sau mình. Lo sợ sợi dây mạng nhện sẽ đứt, Kandata gào lên “Xuống đi! Xuống đi!”
Hắn vừa dứt lời thì sợi dây mạng nhện đứt, Kandata rơi trở lại xuống địa ngục.
Mỗi khi nghĩ về mối quan hệ, tôi thường nghĩ đến cảnh tượng Kandata đang leo trên sợi dây mạng nhện mà Phật Thích ca đã thả xuống.
Có thể nói rằng sợi dây mạng nhện là mối liên kết đến miền cực lạc. Không hẳn là phân chia một cách cực đoan thành miền cực lạc và địa ngục giống như trong truyện cổ, nhưng tôi nghĩ rằng ta có thể phân chia thế giới hiện thực thành hai thế giới, đó là “thế giới có mối quan hệ” và “thế giới không có mối quan hệ”.
Tạm thời gác các tình tiết của câu chuyện sang một bên, trong thế giới của “Mạng nhện”, nếu cứ nghĩ rằng “Kandata có được sợi dây để đến miền cực lạc thật là tốt quá” thì sẽ không thể nào đi đến cõi cực lạc được.
008
Giống như trong câu chuyện, Kandata đã được Phật Thích ca quan tâm và thả dây mạng nhện xuống cho, mặc dù là bị đứt giữa chừng, trong thực tế, ta sẽ đạt được hạnh phúc nếu biết nỗ lực để có được các mối quan hệ.
Mối quan hệ là một khóa học bắt buộc trong kinh doanh
Không cần mối quan hệ! Thắng thua bằng chính thực lực!
Có những người sẽ suy nghĩ như vậy. Tôi không có ý định phủ định điều đó, và tôi cũng nghĩ rằng cũng có cách sống mà không cần dựa vào các mối quan hệ.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, tùy vào từng ngành và tùy vào công việc, nhưng đa số các trường hợp, khi bắt đầu kinh doanh là lúc lợi ích của các mối quan hệ tăng lên.
Chẳng hạn, khi còn là học sinh thì việc làm các bài kiểm tra bằng thực lực (học lực) sẽ được tán dương.
Thông thường sẽ không có chỗ cho các mối quan hệ. Đa số chúng ta lớn lên trong môi trường của chủ nghĩa điểm số đơn thuần.
Ngay cả sau khi tham gia vào các tổ chức, thường là các doanh nghiệp, ban đầu có thể xem là giai đoạn nối dài của thời đại học, bạn sẽ được đánh giá dựa trên mức độ bạn có thể thực hiện được chỉ thị của cấp trên tốt đến mức nào.
Ở giai đoạn mà sự đánh giá dựa trên kết quả thực hiện những việc được yêu cầu thì việc tạo ra và sử dụng các mối quan hệ vẫn chưa cần thiết.
Tuy nhiên, sau khi kết thúc giai đoạn chỉ làm những việc được giao, chuyển sang giai đoạn tự bản thân nắm bắt công việc và tạo ra công việc thì bạn sẽ dần nhận thức được tầm quan trọng của các mối quan hệ.
Một khi có được các mối quan hệ, bạn có thể có được sự trợ giúp khi cần làm những việc mà bản thân chưa có kinh nghiệm. Một khi có được các mối quan hệ, bạn có thể có được sự trợ giúp khi thử sức làm những việc mà lẽ ra một mình bạn thì không làm được.
Những người thành công trong kinh doanh mà tôi biết đều có chung một ý kiến rằng: “Thành công hay không là tùy thuộc vào bạn có mối quan hệ hay không.”
Vì vậy, không quá một chút nào nếu nói rằng muốn thành công trong công việc thì mối quan hệ là vũ khí lợi hại nhất, là môn học không thể thiếu được.
Tôi lúc chưa có mối quan hệ
Bây giờ mới cảm ơn thì hơi trễ. Xin cảm ơn vì đã chọn quyển sách này. Tôi là tác giả của quyển sách này, Kazu Kawashita, PR Director.
Tôi được bạn bè gọi là “có quan hệ rộng”. Ít ra là bởi vì đã được gọi như vậy nên tôi muốn tóm lại trong một quyển sách về những triết lý mà tôi học được trong quá trình từ không có mối quan hệ thành có quan hệ rộng để giới thiệu đến các bạn.
Bên cạnh công việc về PR, tôi đang nghiên cứu cách tạo lập các mối quan hệ và cách duy trì các mối quan hệ.
Công việc chính của nghề PR là giới thiệu đến đông đảo mọi người sự hấp dẫn của các sản phẩm hay dịch vụ của khách hàng mà trước hết là các doanh nghiệp. Vì vậy, tiền đề trước tiên là cần phải tạo dựng được mối quan hệ tốt với giới truyền thông để phổ cập thông tin (Web, truyền hình, đài, báo, tạp chí, vv…)
Thử nghĩ xem, bản thân từ PR là viết tắt của cụm từ Public Relation, dịch ra có nghĩa là quan hệ công chúng. Thật không ngoa khi nói PR là công việc tạo mối quan hệ.
Dù đã 15 năm trôi qua kể từ khi tôi bắt đầu làm công việc PR, ngày ngày trong quá trình thử nghiệm những cách khác nhau, cố gắng để tạo lập những mối quan hệ tốt hơn và nếm trải thất bại, bản thân tôi vẫn đang học cách để tạo lập các mối quan hệ. Tuy nhiên, không phải ngay từ đầu tôi đã có được nhiều mối quan hệ. Tôi đã bắt đầu gần như từ con số 0.
Tôi bắt đầu quan tâm về các mối quan hệ là khoảng hơn 20 năm trở về trước.
Thời trung học nông nổi ấy, dù vẫn chưa biết đến cụm từ “mối quan hệ”, tôi vẫn có một niềm tin mạnh mẽ rằng các mối quan hệ sẽ giúp ích cho mình, tôi đặt mục tiêu có được một mạng lưới rộng khắp gồm các sinh viên và sẽ đậu vào một trường đại học danh tiếng.
Tuy nhiên, tôi đã trượt trong lần thi đầu tiên. Tôi không bỏ cuộc và kết quả là tôi đã đậu vào trường mà tôi mong muốn ở lần thi thứ hai.
Đến bây giờ trong tôi vẫn còn vẹn nguyên cảm giác háo hức “Ừ, ta sẽ tạo lập mạng lưới ở Tokyo” vào cái ngày tôi rời vùng Denen của tỉnh Hyogo đến với Tokyo.
Từ năm nhất đến năm hai đại học, ngày này qua ngày khác tôi tụ tập cùng các anh trong trường. Nhưng đến năm ba, may mắn là thầy hướng dẫn cho lớp thực tập của tôi lúc đó là một doanh nhân, tôi đã bắt đầu học kinh doanh từ thầy và tôi đã trải qua những ngày tháng có thể tiếp xúc với những người đi làm cho đến khi tôi kết thúc năm thứ tư đại học.
Sau đó, tôi vẫn tiếp tục chí hướng mở rộng các mối quan hệ. Ngay cả khi tìm việc, tôi cũng chọn những công ty thương mại quảng cáo, nơi mà tôi có thể tiếp xúc với những người khác nhau từ nhiều ngành nghề khác nhau.
Hai năm đầu sau khi vào công ty, tôi chủ yếu làm công việc bàn giấy ở bộ phận Marketing. Nhưng tôi vẫn muốn giao lưu với nhiều người nên đến năm thứ tư tôi xin chuyển sang bộ phận PR, nơi có nhiều cơ hội để tiếp xúc với nhiều người hơn. Từ đó trở đi, tôi nhiệt tình thiết lập các mối quan hệ kể cả trong công việc và riêng tư. Tôi tham gia nhiều bữa tiệc và nhận được rất nhiều danh thiếp, đến lúc nhận ra thì tôi đã có hàng ngàn tấm danh thiếp.
Thế nhưng, tôi đã nhận ra điều này khi tôi nhìn vào núi danh thiếp sắp tràn ra khỏi cái hộp giấy khi tôi hơn ba mươi tuổi.
Một lúc nào đó, liệu có bao nhiêu người trong số những danh thiếp này sẵn sàng giúp đỡ tôi?
Kể từ lúc đó, tôi đã thay đổi một cách căn bản trong suy nghĩ và hành động về các mối quan hệ.
Điều đó có nghĩa là những nỗ lực từ trước đến nay là vô ích. Tôi nhanh chóng có được nhiều mối quan hệ với những người cùng chí hướng, và bắt đầu được giới thiệu với những người mà tôi thầm ngưỡng mộ.
Những cuộc gặp gỡ mới sẽ gắn với những cơ hội mới. Khi tôi biết quý trọng những mối lương duyên mà người khác mang lại, tôi viết cuốn sách này và đến với các buổi họp báo, hội thảo.
Tuy nhiên, tôi đã mất hàng chục năm để nhận thức được điều này và điều đó đã tiêu tốn của tôi rất nhiều thời gian, tiền bạc và nỗ lực. Dù có hối tiếc thì kim đồng hồ vẫn cứ quay, cho nên trong quãng thời gian còn lại tôi muốn điều chỉnh lại quỹ đạo của cuộc đời mình, sắp xếp và hệ thống hóa lại phương pháp để tạo ra những mối quan hệ phong phú.
Như tựa đề của cuốn sách này, “Người cha có quen biết rộng” và “Người cha không có quen biết rộng”, với ý nghĩa là hình mẫu tốt và không tốt để trở thành người có nhiều mối quan hệ, sẽ xuất hiện. “Người cha có quen biết rộng” là người mà nếu ngày xưa tôi được gặp thì tôi sẽ không phải tốn nhiều công sức đến như vậy để có được những mối quan hệ như bây giờ, và ông ấy sẽ dẫn chúng ta đến con đường để trở thành một người có nhiều mối quan hệ.
Ngược lại, người cha không có quen biết rộng là người đã lặp đi lặp lại những sai lầm giống như tôi ngày xưa.
Đồng thời, thông qua việc giới thiệu những hành động và suy nghĩ của “người cha có quen biết rộng” và “Người cha không có quen biết rộng”, để giúp các bạn có thể hình dung một cách cụ thể , tôi sẽ đưa vào thật nhiều những trải nghiệm thực tế của bản thân tôi.
Cuốn sách này gồm 3 phần chính: phần chỉ dẫn, phần chuẩn bị và phần thực tiễn. Phần thực tiễn lại được chia thành 3 chương nên tổng cộng quyển sách gồm 5 chương.
Trong phần đầu tiên, phần chỉ dẫn, người cha có quen biết rộng sẽ giải thích về “bảy chỉ dẫn” làm nên hành vi quy phạm.
Tiếp theo, phần chuẩn bị sẽ nói về những điều cần chuẩn bị để trở thành một người có quan hệ rộng.
Cuối cùng, ở phần thực tiễn, trong khi làm theo các phương pháp để trở thành người có quan hệ rộng, tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 3 bước để trở thành người có quan hệ rộng (mỗi bước là một chương).
Các bạn cứ lặp đi lặp lại quá trình làm và rút kinh nghiệm, rồi đến một lúc nào đó cũng sẽ rút ra được kết luận giống như tôi.
Tuy nhiên, sẽ phải mất hơn mười năm. Nếu bạn đọc quyển sách này, thì thời gian sẽ được rút ngắn và bạn sẽ có thể tạo lập được những mối quan hệ lý tưởng cho bản thân mình mà không cần phải đi đường vòng.
Mục tiêu của tôi khi viết quyển sách này là đưa ra những chỉ dẫn để các bạn có thể thiết lập được những mối quan hệ thực sự có ý nghĩa cho bản thân bạn. Tôi tin rằng, khi bạn kết hợp những chỉ dẫn này cùng với kinh nghiệm và sự đào sâu của riêng bạn, bạn sẽ có một cuộc đời hạnh phúc hơn hiện tại.
Từ bỏ việc tạo ra những mối quan hệ một cách tùy tiện ngẫu nhiên, bằng việc xây dựng cho mình một lý luận về mối quan hệ và thực hành nó, tôi không muốn giữ những điều tốt đẹp cho riêng bản thân mình. Tôi mong rằng, dựa trên những trải nghiệm của tôi, các bạn sẽ trở nên hạnh phúc hơn.
Tham khảo thêm: Chiến Thắng Nỗi Lo Và Sự Căng Thẳng
Tham khảo thêm: Từ điển năng lực Đại Học HARVARD
Tham khảo thêm: Để Thành Nhà Văn
Tham khảo thêm: Trưởng Thành - Trách Nhiệm Là Chính Mình
Tham khảo thêm: 5 Sự Thật Không Thể Thay Đổi
Thẻ từ khóa: Cách Người Nhật Xây Dựng Mối Quan Hệ, Cách Người Nhật Xây Dựng Mối Quan Hệ pdf, Cách Người Nhật Xây Dựng Mối Quan Hệ ebook, Tải sách Cách Người Nhật Xây Dựng Mối Quan Hệ