Tử vi khảo luận - Hoàng Thường và Hàm Chương
Chuyên mục: Tử vi, tướng số
Cuốn sách Tử vi khảo luận của hai tác giả Hoàng Thường và Hàm Chương phân tích khá kỹ lưỡng về 12 vòng tương đương với 12 thế đứng của Tử Vi. Các tác giả coi như 12 cách thức hay 12 hoàn cảnh xã hội mà đa số sinh ra. Các tác giả cũng đưa ra quan điểm về 3 vòng Sinh Tuế Lộc ngoài chuyện phản ánh tam tài Thiên Địa Nhân, còn phản ánh Thời (Lộc), Vận (Sinh) và Thái độ cần có của một cá nhân (Tuế).
Sách có đoạn:
Khoa tử vi phương Đông dựa trên tư tưởng cổ đại từ thời Tống Nho bên Trung hoa. Theo tư tưởng đó, trời đất lúc đầu là Thái Cực chỉ có một khí, sau khi chia làm hai khí âm và khí dương. Ân dương biến hóa sinh ra vạn vật. Vạn vật nằm trong mối liên hệ tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau vô cùng mật thiết, biến dịch không ngừng, chuyển hóa lẫn nhau theo những chu kỳ nhất định.
Vạn vật (Thiên Địa Nhân) do năm chất cơ bản tạo thành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Năm chất này được gọi là Ngũ Hành tác động qua lại với nhau có khi hỗ trợ, tạo dựng cho nhau thì gọi là tương sinh, có khi triệt tiêu nhau gọi là tương khắc. Con người là một thành phần trong vạn vật. Trong quá trình sinh thành và phát triển của mình, con người chịu sự tác động từng giờ từng phút của mọi yếu tốt khác nhau và chính mình cũng tác động trở lại yếu tố đó. Mối liên hệ mật thiết này nẩy sinh từ lúc thụ thai trong bụng mẹ vì thế phương Đông người ta thường cộng thêm một buổi vào năm sinh và ta quen gọi là tuổi ta, tuổi mụ.
Đạo sĩ Trần Đoàn, tôn danh là Hi Di sống thời mạt Đường, tiền Tống bên Trung Hoa, đã theo tư tưởng Triết học cổ đại (kinh Dịch) soạn ra khoa Tử vi. Tiên sinh dùng các sao để nhân cách hóa các hoàn cảnh cuộc sống để đoán vận mệnh con người. Truyền thuyết nói rằng ông thọ 118 tuổi, không vợ không con, chỉ tu tiên học đạo trên núi Hi Di và rất giỏi môn toán học.
Khi soạn cuốn Tử vi khảo luận này, vì cần có cảm thông triệt để giữa người đọc và người viết, chúng tôi dành phần đầu để giải nghĩa ngắn gọn các danh từ thường dùng vì danh có chính thì ngôn mới thuận.
Mở bất cứ cuốn Tử vi nào cũng thấy nói ngay đến những từ như Cục, Mệnh, Thân, Hành, rồi lại Can, Chi, tới Âm Dương sinh, khắc mà không kèm lời định nghĩa các danh từ khó hiểu.
Thí dụ câu sau đây:
“Mệnh của đương số khắc với cục nên sinh ra bế tắc”
Phải hiểu Mệnh là gì Cục là gì. Tại sao hai số này khắc lại gây ra sự bế tắc cho đương số? Chừng nào chưa có sự thấu đáo về định nghĩa các từ thì không có sự cảm thông giữa người viết và quí bạn.
Thẻ từ khóa: [PDF] Tử vi khảo luận - Hoàng Thường và Hàm Chương, Tử vi khảo luận - Hoàng Thường và Hàm Chương, Tử vi khảo luận - Hoàng Thường và Hàm Chương pdf, Tử vi khảo luận, Tử vi khảo luận pdf, Tử vi khảo luận ebook, Tử vi khảo luận download, Tải sách Tử vi khảo luận, Download sách Tử vi khảo luận