Tiếng sóng bủa ghềnh - Hồi ức Ngô Thị Huệ
Chuyên mục: Văn hóa - Tôn giáo
Cuốn sách Tiếng Sóng Bủa Ghềnh Hồi ức Ngô Thị Huệ mang đến cho bạn đọc những trang hồi kí của bà Ngô Thị Huệ, phu nhân của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, một người phụ nữ kiên cường của cách mạng Việt Nam.
Đôi nét về Ngô Thị Huệ:
Ngô Thị Huệ tên thật là Ngô Thị Ngỡi, sinh năm 1918 tại xã Mỹ Qưới huyện Ngã Năm, tỉnh Kiên Giang (nay thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng). Bà là người con thứ bảy trong một gia đình có tám con nên thường được gọi là Bảy Huệ, là một trong 10 đại biểu nữ của Quốc hội Việt Nam khóa đầu tiên, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ thuộc Ban Tổ chức Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Thành phố Hồ Chí Minh. Bà là phu nhân của ông Nguyễn Văn Linh tức Mười Cúc, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ 1986–1991.
Sớm tiếp cận với các tài liệu cộng sản và sớm tham gia hoạt động cách mạng, 11 tuổi Ngô Thị Huệ đã được người anh rể thứ 5 giác ngộ cách mạng, thoát ly gia đình đi cách mạng với vai trò giao liên. Năm 1936 khi mới 18 tuổi bà đã được kết nạp vào Đảng. Sau đó bà tham gia hoạt động cách mạng tại nhiều địa bàn, là huyện ủy viên huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (1937), tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Trà Vinh (1938), tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Cần Thơ (1939), ủy viên Liên tỉnh ủy Hậu Giang gồm 6 tỉnh miền Tây (1940).
Khi 22 tuổi, Ngô Thị Huệ đã là Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, tham gia lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23 tháng 11 năm 1940. Bà đã nhiều lần bị bắt và bị kết án tù chung thân khổ sai. Theo như những gì bà kể lại, khi phong trào Nam Kỳ khởi nghĩa thất bại, bà bị bắt ngồi tù 12 tháng nhưng sau đó được tuyên trắng án. Tới tháng 6 năm 1942 bà lại bị bắt lần hai và lần này bị tuyên án khổ sai chung thân, bị giam cầm, tra tấn lần lượt ở các nhà tù Chợ Quán, Chí Hoà rồi Côn Đảo mãi 3 năm sau, đến tháng 6 năm 1945 sau một số lần tổ chức phá khám vượt ngục bà mới được giải thoát về Bạc Liêu. Bà tham gia Tỉnh ủy lâm thời, tổ chức cách mạng tháng Tám và cướp chính quyền ở Bạc Liêu.
Tháng 1 năm 1946, ngày tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Ngô Thị Huệ đã giành được những lá phiếu từ những bà mẹ buôn gánh bán bưng, những nữ dân quân... để trở thành đại biểu Quốc hội, một trong 3 nữ đại biểu Quốc hội đại diện miền Nam Việt Nam trong số 10 nữ đại biểu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bà ra Hà Nội nhận công tác Quốc hội vào tháng 10 năm 1946.
Đầu năm 1947, Ngô Thị Huệ trở lại miền Nam tiếp tục hoạt động và được cử và Ban Thường vụ Thành ủy. Bà tiếp tục tham gia các công tác Ban tổ chức Xứ ủy, Ban Phụ vận, Đảng đoàn Phụ nữ Nam Bộ từ năm 1952 đến năm 1954, làm đại biểu Quốc hội lưu nhiệm (miền Nam) khóa II và III[8].
Năm 1954 sau Hiệp định Genève Ngô Thị Huệ về Sài Gòn làm Trưởng ban Phụ vận Thành ủy.
Năm 1959 bà cùng các con ra Hà Nội học tập và công tác. Bà từng giữ trọng trách Vụ trưởng Vụ Tổ chức Ban Cán bộ Trung ương, trúng cử đại biểu Quốc hội khóa IV, thuộc đoàn đại biểu tỉnh Ninh Bình.
Sau khi nghỉ hưu và về Thành phố Hồ Chí Minh, Ngô Thị Huệ vẫn tích cực tham gia các phong trào phụ nữ. Bà là một trong những người thuộc nhóm thành lập Tổ sử Phụ nữ Nam Bộ, rồi sau đó phát triển thành Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ[10], ủy viên Hội đồng biên soạn lịch sử Nam bộ Kháng chiến[11]. Bà cũng có mặt và đóng góp công sức của mình trong nhiều chương trình từ thiện, là người đã có công vận động để lập ra Bệnh viện miễn phí An Bình (nay thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh).
Năm 1993, tại cuộc họp Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Ngô Thị Huệ cùng một số cán bộ đã đề xuất thành lập Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1994 Khi Hội được Thành ủy, UBND thành phố cho thành lập, dù ở độ tuổi "xưa nay hiếm", Ngô Thị Huệ vẫn là một trong những người đầu tiên tham gia, vận động các nhà hảo tâm cùng góp công sức, tiền bạc, thuốc men, vận động các bác sĩ nổi tiếng đi cùng để chăm lo cho các cụ già nghèo, neo đơn, các trẻ em nghèo bất hạnh của thành phố và trên cả nước. Bà giữ cương vị Phó chủ tịch Hội trong các nhiệm kỳ kéo dài từ 1994-2009 và vẫn tiếp tục là Ủy viên thường vụ của Hội cho đến nay (2015).
Cuốn sách Tiếng sóng bủa ghềnh với những hồi ức thời trẻ đã đưa người đọc đi qua từng chặng đường của cô gái nông thôn tuổi mười bảy dấn thân vào con đường cách mạng. Ôn lại chuyện đời mình, bà Ngô Thị Huệ như mời người đọc chia sẻ, đồng cảm với từng sự kiện biến cố, dấu ấn của cá nhân gia đình, đồng bào đồng chí ở vùng đất mà dì được sinh ra lớn lên và đi theo lý tưởng cách mạng.
Thẻ từ khóa: Tiếng sóng bủa ghềnh - Hồi ức Ngô Thị Huệ, Tiếng sóng bủa ghềnh, Tiếng sóng bủa ghềnh pdf, Tiếng sóng bủa ghềnh ebook, Tải sách Tiếng sóng bủa ghềnh, Download sách Tiếng sóng bủa ghềnh