Sử Thi Ấn Độ Vĩ Đại Mahabharata Và Chí Tôn Ca
Chuyên mục: Văn hóa - Tôn giáo
Sử Thi Ấn Độ Vĩ Đại Mahabharata Và Chí Tôn Ca giúp bạn tiếp xúc thêm với nền văn học Ấn Độ và qua đó, phần nào hiểu được sinh hoạt xưa của một dân tộc.
Vì, có thể nói, tập sử thi này quả là một đại dương mênh mông, nó bao quát nhiều mặt của cuộc sống, nó chứa đựng nhiều vấn đề về triết học, sử học, xã hội học, dân tộc học...
Và như người xưa nhận định, cái gì không thấy có trong đó sẽ không có ở bất cứ đâu.
Tập sử thi đã thu hút sự chú ý say mê, thán phục của tân thế giới, từ các nhà Đông phương học đến các nhà văn, nhà tư tưởng.
Bởi qua tập sử thi, người Ấn Độ thời xưa đã băn khoăn đi tìm một lẽ sống mà họ cho là tốt đẹp nhất trong một thời buổi nhiễu nhương đầy những xung đột, họ cũng đã rung động với những tình cảm, những ước mơ nhân văn chủ nghĩa nhất, ước mơ hòa bình, ước mơ một phong cách sống hào hùng, ước mơ những quan hệ tốt giữa người với người...
***
Ấn Độ là một nước có một diện tích rộng lớn. Và cũng như các nước Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ có một nền văn hóa lâu đời và rực rỡ vào bậc nhất thế giới.
Nói tới tư tưởng và văn học Ấn Độ, chúng ta nghĩ ngay tới những công trình kiến trúc tuyệt vời, chúng ta nghĩ tới kinh Veda, kinh Upanishads, kinh Phật, đặc biệt là kinh Phật - những tác phẩm lớn lao trong lâu đài văn hóa của nhân loại. Nhưng, bên cạnh đó, chúng ta không quên rằng, từ những niên kỷ xa xưa, Ấn Độ đã để lại cho người sau một nền văn học cổ vô giá, mà nổi bật nhất là hai tập sử thi Ramayana và Mahabharata. Riêng tập Mahabharata lớn lao đến nỗi mà người Ấn Độ quan niệm nó đã được thần linh ban cho. Cũng theo truyền thuyết, tác phẩm vừa ra đời thì đã được dùng ngay làm sách dạy học cho các bậc vua chúa, đạo sĩ, thần linh, Trời... Và cứ như thế qua hàng nghìn năm, tác phẩm vẫn dồi dào sức sống, hùng vĩ như núi Hi-mã-lạp-sơn, cuồn cuộn như nước sông Hằng và rực thắm như bông hoa Patala nơi rừng già Ấn Độ. Nó cũng đã thu hút sự chú ý say mê, thán phục của tân thế giới, từ các nhà Đông phương học, đến các nhà văn, nhà tư tưởng. Bởi một lẽ cũng đơn giản: qua tập sử thi, người Ấn Độ thời xưa đã băn khoăn đi tìm một lẽ sống mà họ cho là tốt đẹp nhất trong một thời buổi nhiễu nhương đầy những xung đột; họ cũng đã rung động với những tình cảm, những ước mơ nhân văn chủ nghĩa nhất, ước mơ hòa bình, ước mơ một phong cách sống hào hùng, ước mơ những quan hệ tốt giữa người và người v.v...
Giới thiệu tác phẩm Mahabharata với bạn đọc, trước hết chúng tôi hy vọng để bạn đọc tiếp xúc thêm nữa với nền văn học Ấn Độ và qua đó, phần nào hiểu được sinh hoạt xưa của một dân tộc. Vì, có thể nói, tập sử thi này quả là một đại dương mênh mông, nó bao quát nhiều mặt của cuộc sống, nó chứa đựng nhiều vấn đề triết học, sử học, xã hội học, dân tộc học... Và như người xưa nhận định, "cái gì không thấy có trong đó thì sẽ không có ở bất cứ đấu". Riêng đối với những nhà nghiên cứu không những nền văn minh Ấn Độ, mà cả nền văn học Việt Nam, đặc biệt văn học dân gian, chúng tôi nghĩ rằng tác phẩm này sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích.
Chúng tôi xin có vài lời vê công việc của nhóm những ngươi dịch, chúng tôi muốn nói về anh Cao Huy Đỉnh. Từ lúc kết thúc công cuộc nghiên cứu ở Ấn Độ về, anh Cao Huy Đỉnh luôn luôn ấp ủ ý muốn giới thiệu lần lần và có hệ thống nền văn học và triết học của nước đó. Chúng ta đã được đọc một số tác phẩm hoặc bản dịch của anh như Thần thoại Ấn Độ, Sơkuntơla, Tagorơ, v. v... Anh còn định, nếu có hoàn cảnh thuận lợi, sẽ cho ra mắt bạn đọc những truyện cổ dân gian như Bẩy mươi đêm đối đáp, Hai mươi đêm đối đáp (trích trong tập truyện cố Án Độ Khuấy biển thời gian). Chúng tôi đã cùng cộng tác với anh Cao Huy Đỉnh bắt đầu dịch tập Mahabharata từ những năm 1972-1973, nhưng công việc còn dở dang thì anh mất. Chúng tôi vẫn tiến hành công việc theo đúng kế hoạch đã bàn với anh lúc anh còn sống, nhưng không có sự góp sức của anh nên chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn, nhất là tra cứu bản gốc mà anh Cao Huy Đỉnh chưa tìm được.
Vì không có nguyên bản, chúng tôi đã dịch theo bản. tiếng Anh của C. Rajagopalachari (biên soạn lại); nó chưa hoàn toàn đầy đủ. Trong khi chờ đợi một bản dịch hoàn chỉnh hơn, chúng tôi hy vọng các bạn đọc sẽ được vừa lòng-một phần nào.
PHẠM THỦY BA
***
Người Aryan vào Ấn Độ
Người Aryan tran vào Ấn độ thì thần thoại Ấn Độ biểu hiện thành hệ thống: “thời kỳ anh hùng ca”. Cần ghi nhận đôi nét về người Aryan để hiểu Mahabharata và anh hùng ca Ấn Độ.
Trong lịch sử thế giới cổ đại, vấn đề người Aryan là một vấn đề lớn đã từng được giới sử học tranh luận nhiều. Trong phạm vị của chúng ta, chỉ cần rút ra những kết luận đã được khẳng định:
- Người Aryan là tổ tiên của những người Âu – Á tại một số nước lớn. Thoạt tiên, họ ở tại một địa điểm cư trú tập trung rồi phân tán đi các nơi5.
- Quá trình phân tán của người Aryan gắn liền với nạn hồng thủy, chiến tranh bộ lạc và thời kỳ du mục từ đầu đến giữa thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên.
Một nhánh người Aryan vào Ấn Độ qua dãy Himalaya đến vùng Punjab và Kashmir. Người Ấn Độ đinh ninh rằng trước khi người Aryan vào Ấn Độ thì Ấn Độ đã có cư dân bản địa. Kết quả khảo cố học cho hay vào khoản thời gian ba ngàn năm trước công nguyên đã có một giống người sống ở lưu vực sông Indux thuộc chủng tộc Samêrian và Đraviadian. Họ đã có nền nông nghiệp khá cao bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Dấu tích người Đravidian còn rõ ở ngữ ngôn miền Nam Ấn Độ. Họ đã xây dựng được những đô thị với những công trình kiến trúc khá điêu luyện và đạt đến một trình độ điêu khắc khá cao. Vậy mà người Aryan đã chiến thắng họ. Quá trình du mục và định cư của người Aryan trên đất Ấn Độ là quá trình hình thành nền văn hóa hoàn chỉnh của nước Ấn Độ, bao gồm “văn hóa Aryan đã được Ấn Độ hóa và văn hóa Ấn ĐỘ gốc tiền Aryan cũng đã được Aryan hóa làm cho nó vừa thống nhất vừa phức tạp, tạo nên một đặc điểm chủ yếu của văn hóa Ấn Độ…”6.
Thần ca Rig Veda và vấn đề Yajna
Rig Veda là tài liệu quan trọng để tìm hiểu lịch sử Ấn Độ cổ đại7. Qua Rig Veda, có thể biết được phương thức sản xuất cơ sở xã hội của Ấn Độ cổ đại bao gồm cư dân bản địa và người Aryan. Quá trình phát triển ấy trên đất Ấn cũng chính là thời kỳ ra đời của những kỳ tích nghệ thuật rực rỡ trên truyền thống văn hóa vốn có trước đó. Rig Veda phản ánh một vấn đề cơ bản về đời sống người cổ đại Ấn Độ: Vấn đề Yajna trong công xã nguyên thủy. Yajna là phương thức sản xuất trong công xã nguyên thủy. Người Aryan cho rằng lịch sử chia làm bốn thời kỳ (Yuga):
- Krita
- Treta
- Đoapara (Dwapara)
- Kali
Mỗi thời kỳ có một giai đoạn rạng đông đi trước gọi là Xandia (Sandhya) và một giai đoạn hoàng hôn đi sau gọi là Xandiansa (Sandhyansa). Mỗi giai đoạn ấy bằng một phần mười của yuga.
Krita (4800 năm): Thời kỳ con người được tuyệt đối trong sạch, không có xấu xa tội lỗi, thù hằn, ghen tuông con người cùng làm chia đều của cho nhau ăn.
Treata (3600 năm): Một phần tư sự trong sạch bị giảm đi, sự hưởng thụ không trực tiếp nữa, phải thông qua hiến tế và nghi lễ. Muốn được trong sạch, con người phải thực hiện nghi lễ và hiến tế. Cuộc đời tinh thần bắt đầu tách rời cuộc sống vật chất. Con người nhìn mình qua thần quyền.
Đoapara (Dwapara) (2900 năm): Một nửa sự trong sạch bị giảm đi. Khát khao, tham lam, khổ cực, than vãn ngày một nhiều thêm. Ít người chuộng sự thật. Nghi lễ đã phức tạp.
Kali ( ước chừng 1200 năm): Giá trị chân chính chỉ còn một phần tư. Đói khát, tội lỗi, hung bạo, khổ cực đầy rẫy. Nghi lễ cũng không còn nữa.
Đây là năm của thần, mỗi năm bằng 360 năm người, vì vậy cả bốn thời kỳ tính ra năm người là 4.320.000 năm.
Như vậy, mỗi thời kỳ trên đây phản ánh dưới hình thức huyền thoại những ý nghĩa về sự phát triển của vũ trụ, của loài người. Mỗi giai đoạn có quy luật lười vận động, có tổ chức sản xuất, tổ chức xã hội, phong tục tín ngưỡng… mà chúng ta cần nêu lên những nét chính sau đây.
Thời kỳ Krita là thời kỳ chiến đấu với thiên nhiên, với thú dữ để kiếm ăn. Nhiều người bị chết, cho đến cả Prajapati là đấng Sáng Thế cũng phải “đẻ non” hay “sẩy thai” vì thiếu ăn. Đến khi tìm ra sữa mới phục hồi được sức của Prajapati. Cốt lõi hiện thực ở đây là giai đoạn chăn nuôi phát triển. Đối với người Ấn Độ sữa là thức ăn chính lâu đời. Có sữa, Đấng Prajapati lại tiếp tục nhiệm vụ sáng thế. Do đó, thế giới tiếp tục nảy nở và phát triển. Cũng trong thời kỳ này, các vị thần cầu Indra dùng dao bằng đá và dao bằng xương để kiếm ăn và tự vệ. Trong suốt thời kỳ Krita người Aryan đã đi qua 60 vùng, cùng làm cùng hưởng, cùng chống chọi với thiên nhiên và thú dữ.
Đến lúc tìm được lửa và nuôi súc vật với kỹ thuật khá hơn thì cuộc sống liên có bước tiến nhảy vọt. Theo Aawngghen, đó là hai yếu tố trực tiếp giải phóng con người. Người Aryan gọi Thần Lửa là Anhi (Agni), gọi sự chăn nuôi phồn thịnh và dân cư đông đúc là Poraja Pasavat (Praja Pashavah). Từ đây biết ăn thịt chín, chăn nuôi phát triển hơn, sữa cũng nhiều ra. Qua Rig Veda, ta nhận thấy người Aryan coi Agni là lực lượng tạo nên sự biến chuyển cơ bản trong xã hội. Agni giúp con người chế tạo ra các đồ kim khí, bảo vệ sự định cư. Người Aryan xây dựng đời sống trên cơ sở mới: lửa và súc vật. Đã qua thời kỳ du mục, đến thời kỳ định cư. Trong Rig Veda đã chỉ rõ đặc điểm từng thời kỳ.
“Krita lang thang đây đó mà lớn lên
Treta khôn hồn đứng một chỗ!”
Tham khảo thêm: Tìm Hiểu Nghi Lễ Cưới Hỏi, Thờ Cúng Trong Dân Gian
Tham khảo thêm: Du Học Nhật Bản - 3000 Ngày Với Nước Nhật
Tham khảo thêm: Đắc Nhân Tâm Theo Phong Cách Phật Giáo
Tham khảo thêm: Du Ký Việt Nam Tập 2
Tham khảo thêm: Di Chỉ Của Nền Văn Minh Xưa
Thẻ từ khóa: Sử Thi Ấn Độ Vĩ Đại Mahabharata Và Chí Tôn Ca, Sử Thi Ấn Độ Vĩ Đại Mahabharata Và Chí Tôn Ca pdf, Sử Thi Ấn Độ Vĩ Đại Mahabharata Và Chí Tôn Ca ebook, Tải sách Sử Thi Ấn Độ Vĩ Đại Mahabharata Và Chí Tôn Ca