Giới thiệu nội dung cuốn sách "Ở xứ Cỏ Rậm" của tác giả Vladimir Bragin:
Từ “phỏng sinh học” (bionic[1]) xuất hiện trong thời gian tương đối gần đây, nó đặc trưng cho quá trình tìm tòi của trí tuệ con người. Quá trình ấy được thể hiện quan hệ giữa nhà sinh vật học và người kỹ sư dưới một dạng mới.
Bây giờ, trong khoa học, trong sách và tạp chí khoa học, thường gặp hơn các từ “bằng sáng chế của thiên nhiên”, “bằng sáng chế của loài côn trùng”. Những từ đó nói lên rằng kỹ thuật, qua việc nghiên cứu sinh vật học, với sự đa dạng và tính độc đáo và các cơ chế của nó sẽ được phong phú lên về nhiều mặt.
Ở Liên Xô và cả nước ngoài nữa, có không ít cuốn sách nói về các nhân vật đã sống và đi du lịch ở vương quốc các loài sâu bọ.
Nhưng tôi không hề biết là trước cuốn “Ở xứ Cỏ Rậm” được ấn hành năm 1948 ở Liên Xô đã có khi nào đó một cuốn sách được viết ra không theo thể bút ký mà dưới hình thức một câu chuyện thi vị được nhà văn trình bày. Như thể không tận dụng thế giới của “bằng sáng chế” của loài sâu bọ trong lĩnh vực kỹ thuật.
Trong sách này, tác giả V. Bra-ghin triển khai và chỉ rõ dưới hình dáng độc đáo được lựa chọn, mối quan hệ giữa cơ chế những sinh vật của xứ Cỏ Rậm (loài sâu bọ) và khoa học kỹ thuật.
Và bằng cách đó, V. Bra-ghin, với tư cách là nhà văn lần đầu tiên trong văn học Xô-viết, diễn dạt cái ý niệm cao cả vốn trong “phỏng sinh học”.
Tác giả đã thu nhỏ các nhân vật trong truyện gấp 100-200 lần, và cho chúng ta thấy cuộc sống mà trước đó chúng ta đã lờ đi không thấy - đó là cuộc sống của các loài côn trùng: kiến, ong, ong vẽ, bướm, bọ hung, bọ rệp, cũng như các loài nhện cư trú ở xứ Cỏ Rậm. Ở đó có một con suối nhỏ, dưới con mắt các nhân vật trong tiểu thuyết biến thành một con sông lớn - Đại Tĩnh Giang.
Số phận của nhân vật chính trong tiểu thuyết. Xéc-gây Đum-sép, là Rô-bin-xơn[2]của xứ Cỏ Rậm, số phận đó rất bi thảm. Song tác giả đã miêu tả một cách có sức thuyết phục và văn vẻ rằng nhân vật đó đã quen dần với xứ Cỏ Rậm, có thể bằng trí tuệ của mình, chiến thắng những bản năng của cư dân xứ này. Và suốt thời gian ở đây, anh ta tuy trong tình trạng hết sức nguy hiểm, song vẫn tiếp tục công việc tìm tòi, phát minh, sáng chế. Tinh thần lạc quan đó quán triệt cả thiên tiểu thuyết.
Cuốn sách của V. Bra-ghin chứa đựng những tài liệu hiểu biết to lớn, trong đó đã đề cập hàng loạt vấn đề sinh vật học nói chung, đồng thời ngẫu nhiên nói về nhiều điều lý thú trong lịch sử kỹ thuật.
Tác giả sắp xếp tài liệu sinh vật học và kỹ thuật một cách thành thạo trong quá trình của cuốn tiểu thuyết, bằng cách đó, đã làm cho người đọc hiểu rõ sự liên hệ hữu cơ giữa các khoa học khác nhau.
Đây là một kinh nghiệm quý báu đối với các tác giả khác muốn sáng tác trang lĩnh vực truyện khoa học.
Những cuốn sách được viết trên tinh thần đó sẽ giúp cho người đọc bồi dưỡng quan điểm duy vật về thiên nhiên.
Mong rằng bạn đọc quý mến, sau khi đọc xong cuốn sách nà, sẽ có thái độ thận trọng hơn đối với thiên nhiên và sẽ có con mắt chăm chú hơn để theo dõi đời sống thiên nhiên, vì thiên nhiên, những bài học, những lời nhắc khẽ, những “bằng sáng chế” của nó sẽ không bao giờ cạn.
Viện sĩ A. I. Ô-pa-rin
LỜI TÁC GIẢ
Xứ Cỏ Rậm... Những sinh vật lạ lùng chiếm hữu xứ này.
Có loài, trong khi đi săn, biết bắt mồi một cách chắc chắn, đến nỗi con mồi không thể cử động, cứ như dở sống dở chết.
Có loài được trang phục như thế nào đó mà kẻ địch, dù ở bên cạnh, cũng không nhìn thấy được. Chúng như biến thành một vật tàng hình.
Một số cư dân trong xứ này, hàng chục năm sống bí mật đến mức ta không thể tưởng tượng được là chúng tồn tại thật. Nhưng sau đó chúng đổi cách sống, xuất hiện trong một thời gian ngắn rồi tiêu vong.
Các cư dân ở xứ này biết định hướng đi tới những đích xa hàng chục ki-lô-mét.
Ở đây cũng có trường hợp những sinh vật muốn thoát một người khách không mời mà đến thành phố của chúng, lao tới nó và như xây bít nó vào trong tường.
Có bao nhiêu vật liệu để xây nhà ở xứ này. Có nhà làm bằng gỗ, có nhà làm bằng giấy và lụa, bằng xi-măng và lá cây. Ở xứ này biết sản xuất các-tông và chỉ, biết làm võng và đồ gốm, làm sáp, bông và rượu cồn...
Những cuộc phiêu lưu của con người đến xứ này đã được miêu tả bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và trong nhiều thời gian khác nhau.
Cách đây đã lâu, trong cuốn sách “Ở xứ Cỏ Rậm” này, tôi đã kể về số phận của một con người, Xéc-gây Đum-sép, sống ở xứ này gần 40 năm và về chuyện ông ta đã trở về thành phố Chen-xcơ của mình như thế nào.
Mấy năm sau, tôi nhận được nhiều thư từ của bạn đọc, trong đó họ góp nhiều ý kiến hay và những nhận xét vé một số chỗ chưa chính xác trong câu chuyện của tôi về xứ Cỏ Rậm.
Thế xứ đó là xứ gì? Nó ở đâu? Tôi sẽ kể về nó, dựa vào chứng kiến của những người đã từng ở xứ đó. Song câu chuyện này sẽ hơi bất thường đôi chút...
---------------------
[1]Sinh sống - tiếng Hy Lạp
[2]Rô-bin-xơn Cru-xô- nhận vật chính trong tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của nhà văn Anh là Đa-ni-en Đi-phô (1660-1731).
Tham khảo thêm: Sách đỏ Việt Nam - Phần I (Động Vật)
Tham khảo thêm: Sách Đỏ Việt Nam - Phần II (Thực Vật)
Tham khảo thêm: Sản xuất Bia - Lý thuyết và Thực hành
Tham khảo thêm: Sông Ngân khi tỏ khi mờ
Tham khảo thêm: Sự sống
CLICK LINK DOWNLOAD EBOOK TẠI ĐÂY.
Thẻ từ khóa: Ở xứ Cỏ Rậm, Ở xứ Cỏ Rậm pdf, Ở xứ Cỏ Rậm ebook, Tải sách Ở xứ Cỏ Rậm